Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân chống IS ở Syria

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin từng khiến cho thiên hạ “sững sờ” khi nói rằng Moscow có thể xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại phiến quân IS ở Syria.

Nhưng ngay sau đó, Tổng thống  Putin vội nói thêm rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được sử dụng và không cần thiết phải sử dụng trong việc chống khủng bố.
Nga khong su dung vu khi hat nhan chong IS o Syria
Tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ở điện Kremlin.
Theo truyền hình Nga, Tổng thống Putin nói trong một cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu: "Chúng ta phải phân tích tất cả mọi thứ xảy ra trên chiến trường và tính năng của các loại vũ khí đang sử dụng. Các loại tên lửa Kalibr và Kh-101 đã được chứng minh là hiện đại và hiệu quả cao. Bây giờ chúng ta biết rõ vũ khí chính xác có thể được trang bị cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn đặc biệt là đầu đạn hạt nhân”.  Ông Putin vội nói thêm: “Đương nhiên, tôi hy vọng rằng điều này là không cần thiết khi chiến đấu với những kẻ khủng bố...”
Quân đội Nga đã chứng minh khả năng đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách rất xa, khi sử dụng tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom siêu âm Tupolev Tu-160 Blackjack, tàu ngầm diesel-điện ở Địa Trung Hải và thậm chí từ tàu hộ tống lớp nhỏ ở biển Caspian.
Moscow đã thử nghiệm khả năng chiến đấu của  quân đội Nga trong chiến dịch không kích ở Syria. Một số loại vũ khí mới nhất của Nga - trong đó có máy bay tiêm kích Su-30SM Flanker, máy bay ném bom Su-34 Fullback, hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và máy bay ném bom Tu-160 - đã lần đầu tiên xuất trận trong chiến dịch không kích phiến quân ở Syria.
Tuy nhiên, Nga vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kho vũ khí hạt nhân đáng gờm được thừa hưởng từ Liên Xô cũ.
Mặc dù Nga đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện lực lượng vũ trang thông thường từ năm 2008, nhưng những cải cách này là chưa đủ. Quân đội Nga vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài để trở thành một quân đội hoàn toàn hiện đại. Như vậy, Nga vẫn còn phải dựa vào lực lượng hạt nhân để bù đắp cho những yếu kém nhất thời.
Trong khi Liên Xô duy trì chính sách "không sử dụng đầu tiên" liên quan đến vũ khí hạt nhân, nước Nga ngày nay có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân đánh đòn phủ đầu trong một cuộc xung đột.
Cựu quan chức ngoại giao Liên Xô và Nga Nikolai Sokov  viết trong Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử: "Nếu phải đối mặt với một cuộc tấn công thông thường quy mô lớn vượt quá khả năng phòng thủ, Nga có thể phản ứng với một cuộc tấn công hạt nhân hạn chế”.
Tuy nhiên, mặc dù  có vẻ sẵn sàng hơn các nước phương Tây trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân,  Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân ở Syria. Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân để chống khủng bố là không cần thiết và các lực lượng Nga không có nguy cơ bị đè bẹp ở Syria.  Kể từ năm 2010, Nga đã hạn chế việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chỉ trong các  tình huống mà "sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”.

Su-35 giúp Bắc Kinh có thêm “nanh vuốt” ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Sau nhiều năm thương thuyết, cuối cùng Nga đã chấp nhận bán cho Trung Quốc chiến đấu cơ tối tân Su-35 và giúp Bắc Kinh có thêm “nanh vuốt” ở  Biển Đông.

Theo Itar-Tass, Nga đã hoàn tất việc thương thuyết về hợp đồng bán 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Bắc Kinh trong vòng ba năm kể từ năm 2016. Hợp đồng trị giá 2 tỷ USD này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đang rất cần để phát triển thế hệ vũ khí mới.
Su-35 giup Bac Kinh co them “nanh vuot” o Bien Dong
Chiến đấu cơ tối tân Su-35.
Theo các chuyên gia, chính những yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy hai nước ký kết hợp đồng vì Nga và Trung Quốc hiện có những lợi ích chiến lược tương đồng. Nga vẫn nghi ngờ Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục mở rộng sang phía đông, còn Bắc Kinh thì đang lo ngại trước chính sách “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq

(Kiến Thức) - Đưa bộ binh và xe tăng vào Iraq là một hành động có tính toán và có mưu đồ “chia để trị” của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhà phân tích chính trị độc lập Pepe Escobar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. Hiện thời, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú ở trại Bashiqa, phía đông bắc Mosul, có tổng cộng khoảng 600 binh sĩ.
Tho Nhi Ky choi tro “chia de tri” o Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. 
Đây không phải là một "trại huấn luyện" như Ankara đang bao biện mà là căn cứ quân sự đầy đủ và có ý đồ bám trụ ở đây mãi mãi.

Không kích IS, Mỹ lãng phí 20.000 bom và tên lửa?

(Kiến Thức) - Tại sao Quốc hội Mỹ lại phải chi tiền để tăng thêm dự trữ tên lửa, khi 20.000 quả bom và tên lửa bị lãng phí trong chiến dịch không kích IS?

Hôm Thứ Năm tuần trước, tờ USA Today đăng một bài báo tiết lộ rằng kể từ tháng 8/2014, Không quân Mỹ đã sử dụng hơn 20.000 quả bom và tên lửa tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Chiến dịch không kích IS này đã làm cạn kiệt "các kho đạn dược” và buộc Không quân Mỹ phải ”lùng sục các loại vũ khí trên thế giới và phải kiếm tiền để mua chúng”.
My lang phi 20.000 bom va ten lua khong kich IS?
Chiến đấu cơ F-15E của Mỹ xuất kích ban đêm đánh IS.
Bài viết này cũng đăng tải lời than vãn của một nhà tư vấn công nghiệp quốc phòng về việc Quốc hội Mỹ “hạn chế chi tiêu quốc phòng" và khiến cho Lầu Năm Góc thiếu tên lửa trong kho dự trữ.