Nga không nhượng bộ Mỹ sau vụ không kích Syria?

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không có ý định nhượng bộ trước ông Trump sau vụ Mỹ không kích sân bay quân sự Shayrat của Syria rạng sáng ngày 7/4.

Theo DEBKAfile, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ở thủ đô Moscow ngày 12/4 để thảo luận về nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có vấn đề Syria. Tuy nhiên, thật khó có khả năng vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ rời bàn đàm phán với giải pháp ngoại giao có thể làm “hạ nhiệt” căng thẳng Nga-Mỹ.
Được biết, mối quan hệ giữa Moscow và Washington trở nên căng thẳng sau vụ Mỹ tấn công Syria, không kích sân bay quân sự Shayrat, hành động Mỹ nói là để trả đũa vụ chính phủ Damascus tấn công hóa học nhằm vào dân thường ở tỉnh Idlib trước đó.
Nga khong nhuong bo My sau vu khong kich Syria?
Mối quan hệ giữa Moscow và Washington trở nên căng thẳng sau vụ Mỹ không kích sân bay quân sự Shayrat của Syria. Ảnh: DEBKAfile. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như sẵn sàng gia tăng sức ép. Ngày 11/4, Tổng thống Putin nói rằng ông có thông tin về một vụ tấn công tương tự vụ tấn công hóa học ở tỉnh Idlib có thể xảy ra ở vùng ngoại ô Ghouta của thủ đô Damascus.
“Mục đích là để làm mất uy tín của chính phủ Damascus. Chúng tôi nhận được báo cáo từ nhiều nguồn về những vụ giả mạo như thế này đang chuẩn bị diễn ra tại một số khu vực khác của Syria, trong đó có vùng ngoại ô phía nam thủ đô Damascus. Họ định cất giấu một số chất hóa học ở đó và sau đó cáo buộc chính phủ Syria tiến hành cuộc tấn công”, Tổng thống Putin nói trong cuộc họp báo với Tổng thống Italy Sergio Mattarella.
Tổng thống Putin không ám chỉ cụ thể ai nhưng ông dự đoán một cuộc tấn công hóa học khác bị dàn dựng nhằm đổ lỗi cho chính phủ Syria sẽ sớm xảy ra. Đồng thời, ông cáo buộc Mỹ và quân nổi dậy Syria do Washington hậu thuẫn có những “hành động khiêu khích”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dường như đang cố “đổ thêm dầu vào lửa” khi khẳng định rằng vụ tấn công bằng tên lửa Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Shayrat vừa qua không liên quan đến mục tiêu chính của Mỹ là đánh bại phiến quân IS ở Syria. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ không bị động khi đối diện với những cuộc tấn công hóa học lần nữa.
Trên đường tới Moscow, Ngoại trưởng Tillerson đã ra “tối hậu thư” cho Nga về việc “lựa chọn liên minh với Mỹ hay tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Iran và phong trào Hezbollah”.
Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã mời bộ trưởng ngoại giao Syria và Iran tới Moscow vào ngày 14/4, ngay sau khi Ngoại trưởng Tillerson rời khỏi Nga. Đây dường như là dấu hiệu cho thấy Moscow kiên quyết ủng hộ các đồng minh của họ.
Được biết, trước cuộc hội đàm của quan chức ngoại giao Nga-Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố hủy bỏ hiệu lực của “tối hậu thư” vốn đẩy Moscow tình huống khó xử.
“Chúng tôi sẽ không can thiệp vào Syria trừ khi họ lại sử dụng khí độc”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Theo DEBKAfile, Nga và Mỹ dường như đang tự đẩy vào tình huống có thể dễ dàng khiến họ mất kiểm soát. Chỉ cần một thế lực ở Tehran tiến hành một chiến dịch quân sự chống lực lượng Mỹ ở Syria hoặc tấn công các lực lượng Israel và Jordan dọc biên giới Syria với Iraq, Jordan và Israel, cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin sẽ dễ bị lôi kéo vào những sự kiện đó.
Do vậy, căng thẳng quân sự ở Syria và khu vực xung quanh biên giới nước này vẫn ở mức cao với việc quân đội Nga, Mỹ, Israel và Jordan đều đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Ảnh: Giữa căng thẳng, Ngoại trưởng Nga-Mỹ hội đàm ở Moscow

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đang rơi vào tình trạng căng thẳng.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow
Daily Mail đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đặt chân đến thủ đô Moscow ngày 11/4, bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày tới Nga. Ảnh: Daily Mail.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-2
Ngày 12/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson để thảo luận về nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có vấn đề Syria. Ảnh: AP.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-3
Hai nhà ngoại giao Mỹ-Nga bắt tay trước khi có cuộc hội đàm. Ảnh: Daily Mail.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-4
Được biết, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Tillerson diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và Washington trở nên căng thẳng sau vụ Mỹ không kích căn cứ quân sự Shayrat của Syria vào rạng sáng ngày 7/4. Ảnh: AP.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-5
 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đi qua một lối hành lang trước khi thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria. Ảnh: AP.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-6
Cuộc hội đàm diễn ra với sự tham dự của nhiều quan chức ngoại giao khác. Ảnh: TASS.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-7
 Ông Lavrov lắng nghe ông Tillerson phát biểu trong cuộc họp. Vị quan chức ngoại giao Nga muốn biết “ý định thực sự” của Mỹ. Ảnh: AP.

Anh: Giua cang thang, Ngoai truong Nga-My hoi dam o Moscow-Hinh-8
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson khẳng định ông muốn có một cuộc thảo luận “cởi mở và thẳng thắn”. Ảnh: AP.