Nga giúp VN xây cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh?

(Kiến Thức) - Trung tâm Công nghệ đóng và sửa chữa tàu Nga được cho sẽ chuyển cho Việt Nam các thiết bị, máy móc để lập nhà máy sửa chữa tàu ở Cam Ranh.

Thông tin trên mới được ông Alexey Losev, Trưởng bộ phận Kinh tế đối ngoại của Trung tâm Công nghệ đóng và sửa chữa tàu (SSTC) ở St.Petersburg, Nga cho biết tại đợt Triển lãm Phòng thủ biển IMDS 2015.
Theo ông Alexey Losev, hiện phía Việt Nam đã bắt đầu tiến hành các công việc xây cơ sở sửa chữa tàu biển. Trong tương lai gần, phía Nga sẽ bắt đầu chuyển các thiết bị và máy móc cho cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh.
Nga giup VN xay co so sua chua tau o Cam Ranh?
Quân cảng Cam Ranh.
SSTC vốn là một trung tâm công nghệ đóng và sửa chữa tàu biển hàng đầu của Nga và cũng là một trong những tổ chức nghiên cứu lớn nhất ở St.Petersburg.
Tổ chức này cũng đóng vai trò là một Trung tâm Khoa học nhà nước thuộc Liên bang Nga chuyên thực hiện các nghiên cứu cơ bản và khám phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại về đóng tàu và kỹ thuật, bao gồm cả việc nghiên cứu việc sử dụng các nguồn năng lượng và các hiện tượng vật lý mới để phát triển và thực hiện các dự án đầu tư lớn. Về thực chất đây là một trung tâm nghiên cứu và sản xuất đa ngành.
Thông báo trên của SSTC diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có thể sẽ sử dụng Cam Ranh làm trung tâm dịch vụ tàu thuyền quốc tế. Trong lịch sử, Liên Xô và sau đó là Nga đã từng thuê Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Nhưng tới năm 2001, Nga đã quyết định không kéo dài thêm hợp đồng thuê và rời khỏi Cam Ranh một năm sau đó.
Tuy nhiên, trong năm 2014, Đại sứ Việt Nam tại Nga là ông Phạm Xuân Sơn cho biết các tàu của Nga sẽ được quyền ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng của cảng và căn cứ quân sự Cam Ranh, Việt Nam.

Điều ít biết về đội quân Bắc Dương thời nhà Thanh

(Kiến Thức) - Mạng Sina gần đây đăng tải một số hình ảnh hiếm về hoạt động huấn luyện chiến đấu của đội quân Bắc Dương thời nhà Thanh.

Dieu it biet ve doi quan Bac Duong thoi nha Thanh
 Năm 1894, trong thời gian chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, nhà Thanh lúc bấy giờ biết rõ năng lực yếu kém của đội quân Lục Doanh và Bát Kỳ nên đã quyết định tổ chức một quân đội kiểu mới mà sau này thường biết tới cái tên là “Quân Bắc Dương” được tổ chức theo mô hình quân sự phương Tây.

Điểm danh các vũ khí ấn tượng nhất tại IMDS 2015

(Kiến Thức) - Triển lãm hải quân 2015 (IMDS 2015) khép lại hôm 5/7 nhưng đã để lại ấn tượng khó quên với khách tham quan qua những vũ khí ấn tượng của Nga. 

Diem danh cac vu khi an tuong nhat tai IMDS 2015
 Robot lặn được điều khiển từ xa Bauman là một trong vũ khí ấn tượng được giới thiệu tại IMDS. Nó sẽ làm thay nhiệm vụ của các kỹ sư bảo dưỡng tàu thuyền. Bauman có khả năng lặn và trườn bò lên bề mặt thân tàu cũng như đáy tàu. Sau đó nó dùng các thiết bị cảm biến cực nhạy và phân tích, đánh giá tình trạng vỏ con tàu để từ đó giúp cho việc khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Diem danh cac vu khi an tuong nhat tai IMDS 2015-Hinh-2
 Tàu lặn tự động Mako-2 do Trường đại học công nghệ bang Samara phát triển dùng để nghiên cứu hải dương học, làm việc liên tục vài tháng liền dưới nước. Con tàu chạy cực êm và có thể thu thập thông tin ở một vùng rộng phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường và các nhiệm vụ khác.

Tường tận “bảo bối” của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga

(Kiến Thức) -  Chỉ với một phương tiện hỗ trợ kỹ thuật hậu cần 15M69 MIOM là cả một tiểu đoàn tên lửa chiến lược của Nga có thể biến mất trong tích tắc.

Tuong tan “bao boi” cua Luc luong Ten lua Chien luoc Nga
15M69 MIOM là một trong những phương tiện hỗ trợ kỹ thuật hậu cần và ngụy trang được phát triển dành riêng cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga. Nó thường được biên chế cùng với các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động chủ lực như RS-24 “Yars” hoặc Topol-M. Quân đội Nga chính thức đưa vào trang bị 15M69 MIOM từ năm 2009 nhưng thông tin về loại phương tiện này vẫn ít có người biết đến.