Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Nga dội thêm dầu vào lửa, tập trận hạt nhân giữa lúc căng thẳng

04/01/2022 13:25

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu công khai đe dọa Nga bằng chiến tranh; Nga mở hàng năm mới 2022 bằng cuộc tập trận lực lượng hạt nhân chiến lược.

Tiến Minh

Nóng: "Sở chỉ huy bay" E-8C xuất hiện gần căn cứ lớn nhất của Nga

Cách tác chiến điện tử Nga "vùi dập" Mỹ ở Donbass

Trinh sát cơ Mỹ quần thảo Donbass, chia sẻ tin tình báo với Ukraine

"Thiên la địa võng" tên lửa Nga ngay sát Ukraine

Mỹ đã chuyển từ ngoại giao sang đe dọa, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu đe dọa Nga bằng các cuộc xung đột quân sự, nếu quân đội Nga được đưa vào Donbass của Ukraine một cách công khai.
Mỹ đã chuyển từ ngoại giao sang đe dọa, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu đe dọa Nga bằng các cuộc xung đột quân sự, nếu quân đội Nga được đưa vào Donbass của Ukraine một cách công khai.
Tuyên bố của Tổng thống Biden đi ngược lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, khi thông báo với công chúng rằng, tất cả công dân Liên bang Nga sống trên lãnh thổ của các nước cộng hòa tự xưng Donbass, sẽ được bảo vệ.
Tuyên bố của Tổng thống Biden đi ngược lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, khi thông báo với công chúng rằng, tất cả công dân Liên bang Nga sống trên lãnh thổ của các nước cộng hòa tự xưng Donbass, sẽ được bảo vệ.
Theo thông tin do Nhà Trắng cung cấp, trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky, Mỹ đảm bảo với Kiev rằng, Washington và các nước NATO sẽ đưa ra câu trả lời quyết định; nếu quân đội Nga được triển khai tới Donbass, hoặc tới các vùng lãnh thổ của Ukraine do Kiev kiểm soát.
Theo thông tin do Nhà Trắng cung cấp, trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky, Mỹ đảm bảo với Kiev rằng, Washington và các nước NATO sẽ đưa ra câu trả lời quyết định; nếu quân đội Nga được triển khai tới Donbass, hoặc tới các vùng lãnh thổ của Ukraine do Kiev kiểm soát.
Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống Biden nói rõ rằng, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác, sẽ đáp trả một cách dứt khoát, nếu Nga xâm lược Ukraine trong tương lai”.
Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống Biden nói rõ rằng, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác, sẽ đáp trả một cách dứt khoát, nếu Nga xâm lược Ukraine trong tương lai”.
Theo truyền thông Nga, những lời đe dọa như vậy từ Mỹ là hoàn toàn không thể chấp nhận được; đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc đàm phán sắp tới, giữa NATO và Nga về các vấn đề an ninh.
Theo truyền thông Nga, những lời đe dọa như vậy từ Mỹ là hoàn toàn không thể chấp nhận được; đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc đàm phán sắp tới, giữa NATO và Nga về các vấn đề an ninh.
Hơn nữa các chuyên gia chú ý đến thực tế, đó là trước những mối đe dọa và khiêu khích từ NATO và Mỹ, Nga không hề chùn bước, mà sẽ chỉ tiếp tục tăng cường triển khai quân đội của mình ở hướng Tây; nhất là khu vực biên giới với Ukraine.
Hơn nữa các chuyên gia chú ý đến thực tế, đó là trước những mối đe dọa và khiêu khích từ NATO và Mỹ, Nga không hề chùn bước, mà sẽ chỉ tiếp tục tăng cường triển khai quân đội của mình ở hướng Tây; nhất là khu vực biên giới với Ukraine.
Việc các nước NATO từ chối đàm phán về bảo đảm an ninh với Nga, đang buộc phía Nga phải tiến hành cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây, với việc sử dụng cả lực lượng hạt nhân chiến lược.
Việc các nước NATO từ chối đàm phán về bảo đảm an ninh với Nga, đang buộc phía Nga phải tiến hành cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây, với việc sử dụng cả lực lượng hạt nhân chiến lược.
Giới quan sát cho rằng, một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn như vậy, sẽ là câu trả lời với NATO rằng, việc từ chối cung cấp các đảm bảo an ninh cho Nga, có thể là sự đe dọa an ninh, đối với chính các nước thành viên NATO.
Giới quan sát cho rằng, một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn như vậy, sẽ là câu trả lời với NATO rằng, việc từ chối cung cấp các đảm bảo an ninh cho Nga, có thể là sự đe dọa an ninh, đối với chính các nước thành viên NATO.
Nếu không được bảo đảm an ninh, Nga sẽ phải triển khai các hành động tự vệ, trong đó có việc triển khai vũ khí hạt nhân; hành động này của Nga, sẽ tự động biến các nước NATO trở thành mục tiêu chính của các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, mang đầu đạn hạt nhân của Nga.
Nếu không được bảo đảm an ninh, Nga sẽ phải triển khai các hành động tự vệ, trong đó có việc triển khai vũ khí hạt nhân; hành động này của Nga, sẽ tự động biến các nước NATO trở thành mục tiêu chính của các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, mang đầu đạn hạt nhân của Nga.
Theo thông tin của truyền thông Nga, cuộc tập trận “Sấm sét” với sự tham gia của bộ ba hạt nhân Nga, dự kiến tiến hành vào đầu năm 2022. Không có ngày cụ thể nào được công bố, nhưng theo các tuyên bố trước đó, các cuộc tập trận sẽ có quy mô lớn.
Theo thông tin của truyền thông Nga, cuộc tập trận “Sấm sét” với sự tham gia của bộ ba hạt nhân Nga, dự kiến tiến hành vào đầu năm 2022. Không có ngày cụ thể nào được công bố, nhưng theo các tuyên bố trước đó, các cuộc tập trận sẽ có quy mô lớn.
Tuy nhiên, Nga sẽ không giới hạn việc thực hiện các cuộc diễn tập quân sự này trong năm nay, vốn sẽ trở thành phản ứng cứng rắn đối với các hành động khiêu khích và tất nhiên của NATO đối với Nga và các đồng minh.
Tuy nhiên, Nga sẽ không giới hạn việc thực hiện các cuộc diễn tập quân sự này trong năm nay, vốn sẽ trở thành phản ứng cứng rắn đối với các hành động khiêu khích và tất nhiên của NATO đối với Nga và các đồng minh.
Trước đó Mỹ đã đe dọa Nga về việc triển khai các tên lửa bị cấm bởi Hiệp ước INF ở Đông Âu và thậm chí là sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân ở một số quốc gia có biên giới với Nga.
Trước đó Mỹ đã đe dọa Nga về việc triển khai các tên lửa bị cấm bởi Hiệp ước INF ở Đông Âu và thậm chí là sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân ở một số quốc gia có biên giới với Nga.
Điều này không loại trừ khả năng các cuộc tập trận như vậy, sẽ là đòn đáp trả của Nga trước những lời đe dọa như vậy từ Washington.
Điều này không loại trừ khả năng các cuộc tập trận như vậy, sẽ là đòn đáp trả của Nga trước những lời đe dọa như vậy từ Washington.
Trong khi đó, ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, một máy bay trinh sát của Không quân Mỹ, đã được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi bán đảo Crimea. Hiện vẫn chưa rõ mục đích của cuộc do thám, nhưng chỉ vài giờ trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu công khai đe dọa Nga.
Trong khi đó, ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, một máy bay trinh sát của Không quân Mỹ, đã được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi bán đảo Crimea. Hiện vẫn chưa rõ mục đích của cuộc do thám, nhưng chỉ vài giờ trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu công khai đe dọa Nga.
Chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ tiến về bán đảo Crimea, tiếp tục thực hiện hành động khiêu khích nguy hiểm, bất chấp các cuộc đàm phán giữa Nga, Mỹ và NATO về các vấn đề an ninh đã được lên kế hoạch vào tuần tới.
Chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ tiến về bán đảo Crimea, tiếp tục thực hiện hành động khiêu khích nguy hiểm, bất chấp các cuộc đàm phán giữa Nga, Mỹ và NATO về các vấn đề an ninh đã được lên kế hoạch vào tuần tới.
Trong những hình ảnh được công khai, người xem có thể thấy khoảnh khắc chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ tiếp cận biên giới Nga. Máy bay cất cánh từ một căn cứ quân sự trên đảo Crete của Hy Lạp và ngay lập tức hướng đến bán đảo Crimea.
Trong những hình ảnh được công khai, người xem có thể thấy khoảnh khắc chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ tiếp cận biên giới Nga. Máy bay cất cánh từ một căn cứ quân sự trên đảo Crete của Hy Lạp và ngay lập tức hướng đến bán đảo Crimea.
Cách đây vài ngày, một máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát gần biên giới Nga; chiếc máy bay này suýt chút nữa đã va chạm với máy bay dân dụng của Hãng hàng không quốc gia Belarus, khi máy bay mới vừa rời không phận Nga.
Cách đây vài ngày, một máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát gần biên giới Nga; chiếc máy bay này suýt chút nữa đã va chạm với máy bay dân dụng của Hãng hàng không quốc gia Belarus, khi máy bay mới vừa rời không phận Nga.
Trong hai ngày qua, máy bay chiến đấu của Nga đã trấn áp mọi hoạt động do thám của Không quân và Hải quân Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải. Có thông tin cho rằng, Nga đã sẵn sàng chủ động can thiệp vào hoạt động của máy bay Mỹ; nhưng hiện tại, không có thông tin nào về sự gia tăng hoạt động của quân đội Nga trong những ngày qua. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong hai ngày qua, máy bay chiến đấu của Nga đã trấn áp mọi hoạt động do thám của Không quân và Hải quân Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải. Có thông tin cho rằng, Nga đã sẵn sàng chủ động can thiệp vào hoạt động của máy bay Mỹ; nhưng hiện tại, không có thông tin nào về sự gia tăng hoạt động của quân đội Nga trong những ngày qua. Nguồn ảnh: Pinterest.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status