Nếu góp không đủ 6,3 tỷ USD trong 90 ngày, USC Interco chỉ bị phạt 10-20 triệu và điều chỉnh lại vốn

(Vietnamdaily) - Nếu cổ đông không góp đủ vốn như vốn điều lệ đã đăng ký thì doanh nghiệp chỉ bị phạt 10-20 triệu đồng và buộc điều chỉnh số vốn như số thực góp.
 

CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco) có vốn điều lệ đến 6,3 tỷ USD (144.000 tỷ đồng) được thành lập bởi 3 cổ đông là ông Trần Gia Phong, bà Kim Thị Phương và ông Nguyễn Hoàn Sơn.

Ông Trần Gia Phong là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của USC Interco. Ông Phong sinh năm 1979, có hộ khẩu tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Cả 3 cá nhân này đều không phải là các đại gia nổi danh trên thị trường kinh tế ở Việt Nam.

Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nếu so sánh, USC Interco có vốn điều lệ lớn hơn 4 lần Vingroup - công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup có vốn điều lệ 34.300 tỷ đồng).

Nguồn tiền mà các cổ đông sáng lập này đóng góp vào vốn cho USC Interco đến từ đâu, kế hoạch góp như thế nào là một ẩn số. Hơn nữa với những con số khủng như vậy, các cổ đông có đáp ứng đủ hay đây chỉ là sự hô hào cho danh tiếng của Công ty mới thành lập.

Neu gop khong du 6,3 ty USD trong 90 ngay, USC Interco chi bi phat 10-20 trieu va dieu chinh lai von
 USC Interco nằm sâu trong ngõ 243 đường Lai Xá. Ảnh: Thanh Hà - Bizlive

Theo điều 48 của Luật Doanh Nghiệp năm 2014, đối với Công ty cổ phần, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Nếu sau thời hạn 90 ngày, có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày.

Nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn và không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, thì theo Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp, hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải khắc phục hậu quả, bằng cách đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn góp đối với hành vi vi phạm.

Bí ẩn doanh nghiệp mới đăng ký thành lập có vốn đến 144.000 tỷ, bằng tổng vốn của 4 ngân hàng cộng lại

(Vietnamdaily) - Trong tháng 1/2020 có một doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Hà Nội với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất (Big 4) là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cộng lại.
 

Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong tháng 1/2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong khi số vốn đăng ký tăng và đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của các năm trước đây.

Cụ thể, cả nước có 8.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỷ đồng, giảm 17,9% về số doanh nghiệp, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019 (số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trong tháng 1/2020 giảm mạnh do thời gian giáp Tết Nguyên đán Canh Tý).

Vụ án tại Công ty Alibaba của Nguyễn Thái Luyện: Hơn 3.300 nạn nhân tới công an tố cáo bị lừa 1.800 tỷ

(Vietnamdaily) - Tính tới thời điểm hiện tại, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đã có hơn 3.300 khách hàng, nạn nhân tới công an tố cáo bị lừa đảo với số tiền hơn 1.800 tỷ đồng.  

Ngày 26/2, Công an TP HCM vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) gây xôn xao dư luận vào tháng 9/2019.

Vu an tai Cong ty Alibaba cua Nguyen Thai Luyen: Hon 3.300 nan nhan toi cong an to cao bi lua 1.800 ty
 Ba anh em Luyện - Lĩnh - Lực bị khởi tố bắt giam về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".

Cú bắt tay giữa ông Trần Phương Bình và 'đại gia' Phùng Ngọc Khánh để xoay tiền đầu tư dự án Sài Gòn - Ba Son

Từ việc nhận hợp tác đầu tư vào dự án, DAB đã giải ngân cho Công ty M&C vay 270 tỷ đồng và đến nay không còn khả năng thu hồi.

Cáo trạng vụ án sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DongABank - DAB) truy tố 12 bị can, gồm hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho 4 nhóm khách hàng (gồm M&C, Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, Tân Vạn Hưng) gây thiệt số tiền hơn 8.751 tỷ đồng; hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Với nhóm khách hàng M&C, trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2013, Phùng Ngọc Khánh là Tổng Giám đốc Công ty M&C đã sử dụng pháp nhân của 11 công ty và 10 cá nhân để vay vốn tại DAB với tổng số tiền vay là 7.106,47 tỷ đồng.