Nếu COVID-19 được kiểm soát trước tháng 6, giá nhà đất tăng giảm thế nào?

(Kiến Thức) - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam dự báo, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trước tháng 6, giá bán tăng 5%; kiểm soát vào tháng 9 thì giảm 5%.

2 kịch bản tăng giá căn hộ

Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, dịch COVID-19 kéo dài đang và sẽ tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài.

Hiện tại, với việc tạm ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực, khách nước ngoài sẽ khó tiếp cận thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhóm khách đầu tư cho thuê cũng chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế chuyến bay và di chuyển giữa các tỉnh.

Nhóm khách mua để ở sẽ khó sử dụng vốn vay ngân hàng do lãi suất biến động và ngân hàng có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong việc chứng minh thu nhập và phương án trả nợ vay.

Do đó, bà Dung đã đưa ra 2 kịch bản tăng giá căn hộ theo thời gian nếu khống chế được dịch COVID-19.

Kịch bản thứ nhất: Nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, giá bán trung bình toàn thị trường được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân khúc trung cấp và bình dân được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1-3% theo năm do tính cạnh tranh cao từ số lượng lớn nguồn cung.

Các dự án cao cấp dự kiến có mức tăng giá cao hơn, khoảng 5% theo năm. Các dự án hạng sang được cấp phép tại quận 1 và quận 3 có giá bán dự kiến tăng 5-7% theo năm, do sự khan hiếm quỹ đất tại khu vực trung tâm.

Neu COVID-19 duoc kiem soat truoc thang 6, gia nha dat tang giam the nao?
 

Lượng giao dịch dự kiến giảm 3% so với năm 2019 chủ yếu do giảm lượng giao dịch ở các dự án cao cấp và hạng sang do tác động của dịch. Trong khi đó, nguồn cung mới đạt khoảng 28.000 căn, số căn tiêu thụ đạt 29.000 căn, giảm 5% so với 2019.

Kịch bản thứ hai, nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 9/2020 thì sự ảnh hưởng lên thị trường sẽ rõ rệt hơn với lượng căn hộ chào bán giảm hơn 40% theo năm, còn khoảng 15.000 căn. Lượng căn hộ giảm dự kiến tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang.

Giá bán sơ cấp giảm 5% do lượng hàng chào bán tập trung chủ yếu tại phân khúc trung cấp. Lượng giao dịch giảm mạnh do tác động của dịch làm hạn chế các sự kiện mở bán tập trung. Lượng giao dịch dự kiến đạt 13.575 căn trong năm 2020, giảm 55% so với năm 2019.

Nguồn cung giảm mạnh, giá tăng cao

Bà Dương Thùy Dung cho biết thêm, dịch COVID-19 cùng với vấn đề chậm cấp phép và kỳ nghỉ tết dài đã làm giảm nguồn cung chào bán tại TP HCM. Một số dự án tại Nhà Bè, quận 2, quận 9, quận 10 đã tạm hoãn sự kiện chào bán vì quy định hạn chế các sự kiện đông người của Chính phủ nhằm chống sự lây lan của dịch bệnh. Cả quý chỉ 3.606 căn hộ được chào bán tại 11 dự án, giảm 18% cùng kỳ năm trước.

Với việc khan hiếm nguồn cung và lượng đặt chỗ vẫn tốt, các chủ đầu tư phân khúc trung cấp có dự án mở bán trong quý đã quyết định tăng giá. Các dự án cao cấp và hạng sang có mức giá ổn định, không thay đổi so với quý trước, cao hơn thời điểm cùng kỳ năm trước lần lượt là 6% và 8%.

Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và giá tăng cao thì tình hình tiêu thụ của thị trường vẫn tốt, đặc biệt là phân khúc trung cấp. Tỷ lệ tiêu thụ cao đạt 80% đến 100% được ghi nhận tại một số dự án của chủ đầu tư uy tín.

Neu COVID-19 duoc kiem soat truoc thang 6, gia nha dat tang giam the nao?-Hinh-2
 

bTuy nhiên với tình hình dịch COVID-19  ngày càng nghiêm trọng từ giữa tháng 3 và lệnh cấm hội họp đông người nghiêm ngặt hơn thì lượng quan tâm của người mua giai đoạn này đã giảm nhiệt. Quý này có 3.757 căn hộ được tiêu thụ, giảm 37% cùng kỳ. Thị trường tiếp tục hấp thụ nguồn cung còn lại từ các dự án cũ.

Phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm 58% tổng nguồn cung, tạo nền tảng bền vững cho thị trường bằng việc đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người mua. Xét về vị trí, thị trường căn hộ tại TP HCM tiếp tục mở rộng về phía Đông và Nam tập trung tại quận 2, quận 7, quận 9 và Bình Chánh.

Với lệnh "cách ly toàn xã hội" trong 15 ngày bắt đầu từ tháng 4, các dự án sẽ phải tiếp tục dời ngày mở bán. Nguồn cung chào bán sẽ được cải thiện dần trong nửa cuối năm và đạt khoảng 28.000 căn cho cả năm nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý II.

 Sản phẩm trung cấp và bình dân tiếp tục chiếm tỷ trọng cao với lượng nhỏ nguồn cung từ phân khúc hạng sang và cao cấp. Về khu vực, phía Đông sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường, với nhiều dự án mới tại khu vực quận 2 và quận 9.

Ngày thứ 10 giãn cách xã hội COVID-19, cửa hàng ồ ạt treo biển trả, cho thuê mặt bằng

(Kiến Thức) - Do kinh doanh ế ẩm và phải đóng cửa theo Chỉ thị của Chính phủ trong vòng 15 ngày để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhiều cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội không thể “cầm cự” nổi đành phải treo biển trả mặt bằng, chuyển quán, cho thuê nhà.

Ngay thu 10 gian cach xa hoi COVID-19, cua hang o at treo bien tra, cho thue mat bang
 Ghi nhận của PV Kiến Thức cho thấy, tại khu vực đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh lớn, nhỏ đều chấp hành nghiêm việc đóng cửa theo Chỉ thị về cách ly toàn quốc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Nữ đại gia BĐS Dương Đường bị bắt: Gói hàng bà Dương gửi nhà xe là gì?

(Kiến Thức) - Chỉ vì giao chậm gói hàng của Công ty Bất động sản Dương Đường và xảy ra mâu thuẫn với người nhận hàng, một phụ xe đã bị nữ đại gia BĐS Dương Đường đánh đập, gây thương tích. Dư luận quan tâm, gói hàng này là gì mà đến mức như vậy?

Liên quan vụ việc nữ “đại gia” Bất động sản Dương Đường bị bắt (Giám đốc Nguyễn Thùy Dương) để điều tra tội cố ý gây thương tích, nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên xuất phát từ việc lái, phụ xe tuyến Thái Bình – Hà Nội, thuộc Công ty Phúc Cường – Thái Bình nhận vận chuyển một gói tài liệu của Công ty TNHH Đường Dương đi Hà Nội nhưng sau đó không thống nhất được địa điểm giao hàng nên đã xảy ra mâu thuẫn.
Dư luận quan tâm, gói hàng mà Công ty TNHH Đường Dương gửi đi quan trọng thế nào mà bà Nguyễn Thị Dương, Giám đốc Công ty Bất động sản Dương Đường cùng hai đối tượng đánh phụ xe đến vỡ xương hàm, dập mũi?