Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Nét kiến trúc độc đáo, nguyên bản của Thái miếu nhà Hậu Lê

19/07/2020 06:42

(Kiến Thức) - Trải qua hơn 200 năm lịch sử, Thái miếu nhà Hậu Lê đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách thời Hậu Lê và thời Nguyễn.

Quốc Lê

Vua nào giỏi sáng tác nhạc, lên ngôi nhờ giấc mơ của người khác?

Ông vua nào bị chê cười vì dẫn quân Thanh xâm lược nước ta?

Chuyện dũng tướng Việt bắt sống 2 đô đốc nhà Minh

Nằm ở phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá, Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi thờ tự các vua nhà Hậu Lê có tầm quan trong bậc nhất Việt Nam.
Nằm ở phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá, Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi thờ tự các vua nhà Hậu Lê có tầm quan trong bậc nhất Việt Nam.
Theo sử sách, Thái miếu đầu tiên của nhà Hậu Lê nằm ở Cố đô Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau khi Lam Kinh bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi Hoằng Đức. Năm 1805, vua Gia Long đã chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê về đất Bố Vệ (vị trí hiện tại).
Theo sử sách, Thái miếu đầu tiên của nhà Hậu Lê nằm ở Cố đô Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau khi Lam Kinh bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi Hoằng Đức. Năm 1805, vua Gia Long đã chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê về đất Bố Vệ (vị trí hiện tại).
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, Thái miếu đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, Thái miếu đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Về tổng quan, các lớp kiến trúc Thái miếu nhà Hậu Lê bao gồm cổng Nghinh môn, bình phong, sân điện, tả vu, hữu vu và nhà chính điện được kiến trúc theo lối trùng thềm hình chữ nhị.
Về tổng quan, các lớp kiến trúc Thái miếu nhà Hậu Lê bao gồm cổng Nghinh môn, bình phong, sân điện, tả vu, hữu vu và nhà chính điện được kiến trúc theo lối trùng thềm hình chữ nhị.
Gỗ là loại vật liệu chính để xây dựng bộ khung của Thái miếu. Bộ xà, kẻ được liên kết với nhau bởi cột lim vững chắc. Những cây cột bằng gỗ lim được đặt trên các phiến đá vẫn vững trãi qua bao thời gian.
Gỗ là loại vật liệu chính để xây dựng bộ khung của Thái miếu. Bộ xà, kẻ được liên kết với nhau bởi cột lim vững chắc. Những cây cột bằng gỗ lim được đặt trên các phiến đá vẫn vững trãi qua bao thời gian.
Nghệ thuật chạm khắc tượng gỗ chính là điểm nhấn nổi bật của Thái miếu, với nhiều hiện vật điêu khắc có giá trị được lưu giữ từ thế kỷ 17 đến nay.
Nghệ thuật chạm khắc tượng gỗ chính là điểm nhấn nổi bật của Thái miếu, với nhiều hiện vật điêu khắc có giá trị được lưu giữ từ thế kỷ 17 đến nay.
Đầu tiên phải kể đến những con nghê gỗ được chạm khắc tinh xảo, sinh động, mang đậm dấu ấn văn hoá của người Việt thời Hậu Lê.
Đầu tiên phải kể đến những con nghê gỗ được chạm khắc tinh xảo, sinh động, mang đậm dấu ấn văn hoá của người Việt thời Hậu Lê.
Theo quan niệm tâm linh của người xưa, nghê là biểu tượng của sức mạnh, thường được đặt ở các đền chùa để hóa giải sát khí và mang lại tài lộc.
Theo quan niệm tâm linh của người xưa, nghê là biểu tượng của sức mạnh, thường được đặt ở các đền chùa để hóa giải sát khí và mang lại tài lộc.
Trong điện thờ còn lưu giữ các hoành phi câu đối có tuổi đời nhiều thế kỷ.
Trong điện thờ còn lưu giữ các hoành phi câu đối có tuổi đời nhiều thế kỷ.
Đặc biệt, Thái miếu nhà Hậu Lê đang giữ bài vị của 27 vua nhà Hậu Lê cùng các Hoàng Thái Hậu. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông.
Đặc biệt, Thái miếu nhà Hậu Lê đang giữ bài vị của 27 vua nhà Hậu Lê cùng các Hoàng Thái Hậu. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông.
Ngoài các vị vua, nơi đây còn thờ hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai.
Ngoài các vị vua, nơi đây còn thờ hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai.
Bên cạnh các tác phẩm điêu khắc gỗ, hiện vật bằng đá Thái miếu không kém phần đặc sắc với bộ máng đá nối Tiền điện và Hậu điện, cột đá sau Nghinh môn, các tảng đá chân cột, các tượng nghê đá chầu...
Bên cạnh các tác phẩm điêu khắc gỗ, hiện vật bằng đá Thái miếu không kém phần đặc sắc với bộ máng đá nối Tiền điện và Hậu điện, cột đá sau Nghinh môn, các tảng đá chân cột, các tượng nghê đá chầu...
Từ năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia của Việt Nam. Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC10.
Từ năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC10.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status