Nể phục độc chiêu trị quan tham của vua Lê Thánh Tông

Để loại trừ tệ tham nhũng của quan lại, ngay từ khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã có những biện pháp chấn chỉnh quyết liệt.
 

Trong 37 năm trị vì đất nước, vua Lê Thánh Tông đã xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh.
Khi vua mới lên ngôi, đất nước chìm trong tham nhũng, tướng sĩ lo bòn rút, hưởng lạc, quan lại chia bè phái, nhân dân đói khổ oán thán. Bằng tầm nhìn của vị vua vĩ đại, Lê Thánh Tông nhìn thấy nạn tham nhũng là thứ giặc lớn nhất cần phải tiêu diệt.
Không thể dùng tiền chuộc tội
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi mới lên ngôi, để nắm bắt tình hình đời sống xã hội, vua Lê Thánh Tông thường xuyên vi hành. Thấy nhiều quan lại như lũ sâu mọt đục khoét của dân, lòng người oán thán, vua cho rằng tham nhũng là nạn nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt. Nhiều quan chức được cất nhắc nhờ nịnh bợ, quà cáp hối lộ.
Tháng 3/1463, trong một buổi thiết triều, nhà vua dụ: "Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy!".
Bìa sách vua Lê Thánh Tông. Ảnh: NXB Trẻ.
Bìa sách vua Lê Thánh Tông. Ảnh: NXB Trẻ. 
Sau vài năm chống tham nhũng, nhà vua thấy rằng cần phải có bộ luật rõ ràng để chống tham nhũng. Đó là một trong những lý do ra đời của Bộ Luật Hồng Đức. Bộ luật đã định rõ tội danh và hình phạt với các quan lại tham nhũng. Trong số 722 điều, có tới 40 điều nói về việc chống tham nhũng.
Năm 1475, vua ra lệnh cấm vơ vét tiền khi xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét thì trị tội nặng. Sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt năm 1478 chỉ rõ người nào tham ô lười biếng thì tâu lệnh để định việc giáng chức.
Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân. Năm 1483, vua ra sắc chỉ những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch, không được hưởng khoan hồng.
Chỉ dùng hiền tài, loại bỏ xu nịnh
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Lê Thánh Tông ban ra rất nhiều luật lệ chống tham nhũng. Thậm chí, quan tiến cử đánh giá sai nhân cách người được tiến cử cũng bị vạ lây.
Một trong những biện pháp cụ thể của vua Lê Thánh Tông trong việc chống tham nhũng là chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh. Điều này sẽ khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ, nạn tham nhũng đang tàn phá đất nước sẽ bị đẩy lùi và dẹp bỏ.
Dưới thời Lê Thánh Tông, những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân như Vũ Kiệt, Lương Thế Vinh… đều rất được trọng dụng.
Bên cạnh việc sử dụng người tài, Lê Thánh Tông cũng là vị vua đi đầu trong việc lật lại những bản án oan ức thời trước, minh oan, trả lại công bằng cho các bậc khai quốc công thần. Tiêu biểu như vụ án "Lệ chi viên" khiến gia đình Hành khiển Nguyễn Trãi bị tru di.
Theo Lịch triều hướng chương loại chí, có lần nghe tiếng ông Vũ Tụ làm quan rất thanh liêm, nhà vua quyết định thử xem tin đồn có thật không.
Biết được Vũ Tụ vừa xử cho một người thắng kiện, vua liền bí mật mang mâm lụa quý gửi người này mang đến để Vũ Tụ hậu tạ.
Thấy người này mang lễ vật tới nhà vào lúc đêm khuya, Vũ Tụ hỏi: "Anh có biết ta là ai? Việc xét xử là theo luật vua ban, anh cho ta là người thế nào mà dám làm chuyện phi pháp này?".
Người đó đáp: "Bẩm thượng quan, tập tục là thế, đây là tấm lòng thành tri ân…". Vũ Tụ nói ngay: "Ta há phải theo tập tục quái gở này để chịu ô danh như những kẻ tham lam khác hay sao?". Nói xong, ông sai gia nhân đuổi người này về.
Cảm phục cốt cách thanh liêm của vị phán quan, vua Lê Thánh Tông đã trọng thưởng cho Vũ Tụ, đính vào cổ áo triều phục của ông hai chữ "liêm tiết".
Đúng như nhà vua từng nói: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Với phương cách trị nước "thượng tôn pháp luật", vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một quốc gia Đại Việt hùng mạnh toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Lê Thánh Tông (1442-1497) có tên húy Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ năm của nhà hậu Lê. Ông cùng với thái tổ Lý Công Uẩn của triều Lý là 2 vị vua tuổi Tuất trong sử Việt.

Sinh thời, vua Lê Thánh Tông nổi tiếng là người hiếu học, dốc lòng vì đất nước, như chính vua từng viết "Trống dời canh còn đọc sách / Chiều xế bóng chửa thôi chầu".

Hiếu học nên ông rất tôn trọng người tài, như khi biết tin Lương Thế Vinh đột ngột qua đời, vua đã bật khóc, tự mình làm thơ than khóc Trạng Lường.

Tội tham nhũng bị xử phạt thế nào qua 3 bộ luật thời phong kiến?

Dưới thời phong kiến, tội tham nhũng thường bị xử phạt rất nghiêm khắc. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, phạm nhân sẽ bị đánh trượng, chặt tay, tử hình.

Quy định của các bộ luật Hình Thư, Hồng Đức, Gia Long còn được lưu lại đến nay phần nào cho thấy được cách chống tham nhũng của các triều đại phong kiến trước đây.

Chuyện ly kỳ về chiếc “chén tám phần” cổ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những vật dụng uống trà, uống rượu thông thường khác. Nhưng điều  làm nên sự nổi tiếng của "chén tám phần" lại nằm ở công năng kỳ lạ chưa có lời giải suốt bao năm qua. 

Không chỉ dừng lại ở một chiếc chén sinh hoạt hằng ngày của người dân phố Hội mà trên hết "chén tám phần" hay chén Khổng Tử còn là món cổ vật quý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký (ngụ số 101, đường Nguyễn Thái Học, TP.Hội An), là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm và triết lí nhân sinh sâu sắc của người xưa.

Lạ lùng "chén tám phần'

Khi du khách đến thăm nhà cổ Tấn Ký, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt hơn 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê - chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu. Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén Khổng Tử nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ bao đời. Nước men không quá đặc biệt, “tuổi đời” cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.

Toàn cảnh chén Khổng Tử.
 Toàn cảnh chén Khổng Tử. 
Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê lưu giữ chén quý, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổ sưu tầm được từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác định niên đại và tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén "tám phần" hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.

Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.

Dưới đáy chén có một lỗ nhỏ.
 Dưới đáy chén có một lỗ nhỏ. 

Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: "Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận 8 phần nước, rót nhiều hơn chút xíu là nó đổ đi ngay".

Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.
 Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữa trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Giải mã lời dạy thâm sâu của cao nhân

Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng Khổng Tử. Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống. Đương lúc khát khô, Khổng Tử xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, Khổng Tử hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.

Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác.
Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác. 
Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực... là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc.

Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén Khổng Tử có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài. Cũng theo ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký, nhiều chuyên gia nghiên cứu đồ cổ khi đến đây đều khẳng định, đây là chén Khổng Tử có niên đại cổ nhất Việt Nam hiện nay.

Còn nhiều món đồ quý thất lạc
“Bên cạnh chén Khổng Tử, tại nhà cổ Tấn Ký còn có chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn không dứt, thậm chí có lúc cuộn như sóng biển nhưng rất tiếc món đồ này đã bị thất lạc trong chiến tranh. Với những chiếc bình ngọc, khi cắm vào thì hoa có thể tươi lâu cả mười ngày, nửa tháng như vừa được hái. Một thời gian sau thì cũng bị mất tích và lưu lạc.” - Ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký còn cho biết thêm.

Ảnh hiếm về cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1974

(Kiến Thức) - Chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1974 đã vắng bóng lính Mỹ, nhưng độ ác liệt không hề suy giảm. Đây là loạt ảnh ghi dấu những khoảnh khắc khó quên về quãng thời gian này. 

 Binh lính Sài Gòn áp tải một xe khách chở đầy người di tản cùng hàng hóa rời khỏi Đà Nẵng ngày 8/3/1974. Hình ảnh được đăng tải trên trang Corbis.