NATO dùng máy bay AWACS để giám sát bầu trời Ukraine

(Kiến Thức) - NATO sẽ thực hiện các chuyến trinh sát bằng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) trên bầu trời Ba Lan và Rumani để theo dõi tình hình ở Ukraine.

“Mặc dù Ukraine không phải là thành viên của NATO, song việc can thiệp của Nga trên khu tự trị Crimea đã dấy lên hồi chuông cảnh báo với các quốc gia láng giềng của Ukraine, gồm cả các nước từng thuộc Liên Xô. Chỉ huy quân sự hàng đầu của liên minh, Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove đã khuyến nghị việc thực hiện các chuyến bay trinh sát bằng các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AWACS”, một phát ngôn viên của NATO cho biết.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3.
Theo đó, các máy bay AWACS này sẽ xuất phát từ hai căn cứ ở Geilenkirchen (Đức) và Waddington (Anh). “Những chuyến bay trinh sát sẽ nhằm tăng cường sự nhận thức tình huống của các quốc gia thành viên. Đặc biệt, chúng sẽ chỉ diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của liên minh mà thôi”, vị phát ngôn viên nói thêm.
Hồi cuối tuần trước, liên minh quân sự NATO đã thông báo kế hoạch xem xét lại quan hệ hợp tác với Moscow sau khi lực lượng Nga thúc đẩy các hoạt động quân sự ở Crimea, đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen Nga. Những động thái này xảy ra sau nhiều tuần biến động ở thủ đô Kiev, đỉnh điểm là vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych.
Vào hôm 4/3, các quốc gia thành viên liên minh NATO đã nhóm họp sau khi Ba Lan kêu gọi lập ra một bộ quy tắc để các bên tham khảo ý kiến trong trường hợp họ cảm thấy, an ninh bị đe dọa.
Không lâu sau cuộc họp đó, các quan chức Lầu Năm góc đã quyết định tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ trong các hoạt động tuần tra thường niên của khối NATO ở khu vực Baltic. Cùng với đó, họ cũng đề xuất tăng cường vai trò của Mỹ trong công tác đào tạo lực lượng không quân Ba Lan trong một nỗ lực nhằm trấn an đồng minh.

Phương Tây dám cứu Ukraine nếu Nga tấn công?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, các nước phương Tây sẽ chỉ nói suông mà không có bất cứ hành động đáp trả lại sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine.

Bất chấp những cảnh báo thẳng thừng, Tổng thống Mỹ Barack Obama dường như khó lòng ngăn cản kế hoạch can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine. Điều này làm dấy lên cuộc xung đột mới giữa phương Đông và phương Tây sau cuộc Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Nga đã có những động thái quyết đoán đối với Ukraine bất chấp những cảnh báo từ phía Mỹ như ngừng kế hoạch tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi hay cắt đứt các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Lật lại dấu mốc lớn trong cuộc khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Từ những cuộc biểu tình hòa bình rồi leo thành bạo lực, khủng hoảng Ukraine hiện mở rộng ra phạm vi quốc tế khi trở thành “đấu trường” của các cường quốc thế giới.