NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần Sao Hỏa có sự sống

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA (Mỹ) và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia (Tây Ban Nha) vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của hành tinh lùn Ceres bí ẩn.

Theo Sci-News, các nhà khoa học đã quyết định phân tích lần nữa sự hiện diện đầy bí ẩn của các hợp chất hữu cơ béo trên Ceres, được sứ mệnh Dawn của NASA phát hiện lần đầu từ năm 2017 để xác định nguồn gốc của chúng cũng như đánh giá lại khả năng sinh sống của Ceres.

NASA nghi ngo hanh tinh lun gan Sao Hoa co su song

Hành tinh lùn Ceres - Ảnh: NASA

Nhiều nhà khoa học cho rằng các phân tử hữu cơ này không có sẵn mà đã được hình thành từ các vật liệu vô tri - sau khi vật chất nguyên thủy của Ceres bị biến đổi bởi nước mặn - theo cùng cách mà các phản ứng khai sinh sự sống đã hoạt động trên Trái Đất sơ khai.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Terik Daly từ APL cho biết các chất hữu cơ này được phát hiện ban đầu ở gần một miệng hố va chạm lớn, nên họ muốn thử nghiệm xem tác động vũ trụ có ý nghĩa như thế nào trong sự tồn tại của nó.

Một loạt thí nghiệm đã được thực hiện tại Ames Vertical Gun Range của NASA, một "trường bắn" đặc biệt chuyên để mô phỏng tính chất vật lý và cơ học của các vụ va chạm không gian.

Các thí nghiệm mô phỏng các điều kiện va chạm điển hình của Ceres, với tốc độ va chạm trong khoảng 2-6 km/s và góc va chạm thay đổi trong khoảng từ 15 đến 90 độ so với phương ngang.

Các tác giả cũng đã tiến hành một phân tích mới kết hợp dữ liệu từ hai thiết bị khác nhau – máy ảnh và máy quang phổ hình ảnh bay trên tàu vũ trụ Dawn.

Kết quả cho phép họ điều tra các chất hữu cơ ở mức độ chi tiết hơn trước đây, cũng như xác nhận rằng các tác động cổ đại có thể là kích thích tố cần thiết để các vật liệu nguyên sơ biến thành hợp chất hữu cơ, với sự tham gia của nước.

"Có khả năng một lượng lớn chất hữu cơ ẩn bên trong Ceres. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, kết quả đó làm tăng tiềm năng sinh học vũ trụ của Ceres" - TS Daly giải thích.

Ceres là một hành tinh lùn nằm ở quỹ đạo xa xôi bên ngoài Sao Hỏa, vì vậy khả năng sự sống tồn tại trên bề mặt lạnh giá của nó thấp.

Tuy nhiên, NASA từng phát hiện bằng chứng cho thấy thế giới này chứa đầy nước bên dưới bề mặt. Với sự hiện diện của chất hữu cơ và bằng chứng vừa được xác nhận về cách chất hữu cơ đó hình thành, khả năng hành tinh lùn này có sự sống - ít nhất là vi sinh vật - càng tăng lên.

NASA hé lộ kế hoạch đưa con người tới sống tại Mặt trăng

Không chỉ CEO Elon Musk của SpaceX, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cũng đồng tình cho rằng con người có thể sống trên Mặt trăng trong thập kỷ này.

Howard Hu, người đứng đầu dự án tàu vũ trụ Mặt trăng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA chia sẻ rằng sứ mệnh Artemis cho phép con người có nền tảng bền vững và hệ thống vận hành tốt, giúp nghiên cứu, hoạt động trong môi trường không gian rộng lớn, xa xăm đó.
NASA he lo ke hoach dua con nguoi toi song tai Mat trang
 

Howard Hu cho biết: "Điều thực sự quan trọng đối với chúng tôi là tìm hiểu thêm về quỹ đạo Trái Đất và sau đó là thực hiện một bước tiến lớn khi con người chinh phục sao Hỏa. Đây là bước đầu tiên chúng tôi thực hiện thám hiểm không gian sâu dài hạn. Chúng tôi đang quay trở lại Mặt trăng, hướng tới chương trình bền vững. Đây sẽ là phương tiện đưa con người trở lại Mặt trăng một lần nữa".

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã gửi tên lửa thế hệ tiếp theo của mình vào vũ trụ trong một phần sứ mệnh Mặt trăng Artemis I đầy tham vọng sau nỗ lực thất bại trong nhiều năm trì hoãn và tiêu tốn hàng tỷ USD.

Tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) cất cánh từ Mũi Canaveral ở Florida và gửi tàu vũ trụ Orion trên đường tới quỹ đạo của Mặt Trăng. Orion sẽ tiếp tục hướng tới Mặt trăng, nó sẽ quay xung quanh Mặt trăng trong vài ngày trước khi quay trở lại Trái đất vào ngày 11/12.

Theo dự kiến, phi hành gia sẽ xuất hiện trong nhiệm vụ Artemis 2 bay vòng quanh Mặt Trăng. Nhiệm vụ Artemis 3 sẽ diễn ra sau đó một năm, đưa phi hành gia hạ cánh gần cực nam của Mặt Trăng, khu vực định xây căn cứ có người ở. Đây sẽ là cuộc đổ bộ lên Mặt trăng có người lái đầu tiên kể từ sứ mệnh Apollo 17 vào năm 1972.

Chuyến đi này có thể sẽ xuất hiện người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên đi bộ trên Mặt trăng. Artemis I sẽ cung cấp nền tảng cho hoạt động khám phá của con người trong không gian sâu thẳm và thể hiện cam kết cũng như khả năng của NASA trong việc đưa con người trở lại Mặt trăng.

Nóng: NASA bất ngờ chụp được “dấu vết đĩa bay” ở vùng tối Mặt Trăng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới công bố bức ảnh về "dấu vết của đĩa bay" ở cực Nam của Mặt Trăng. Bức ảnh đen trắng này là kết quả đến từ 2 camera quay quanh Mặt Trăng của NASA.

Nong: NASA bat ngo chup duoc “dau vet dia bay” o vung toi Mat Trang
 NASA mới công bố một bức ảnh rất chi tiết cho thấy phần bên trong của miệng hố va chạm Shackleton tại vùng cực Nam của Mặt Trăng. Trong bức ảnh, miệng hố va chạm Shackleton có độ tròn khá hoàn hảo, trông giống như dấu vết của một đĩa bay từng hạ cánh xuống vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.