Nâng mức phạt đối với hành vi sản xuất và buôn bán phụ gia thực thẩm giả

(Kiến Thức) -Sản xuất và kinh doanh hàng giả nói chung và phụ gia thực phẩm giả nói riêng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hoạt động của những doanh nghiệp chân chính. Hành vi này sẽ bị pháp luật nghiêm trị thông qua Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ 01/01/2018.

Qua quá trình điều tra, Đội Quản lý thị trường Bình Chánh phối hợp Công an xã Qui Đức, huyện Bình Chánh đã tiến hành khám xét “nhà xưởng” của H.T.L tại ấp 3, xã Qui Đức, huyện Bình Chánh và phát hiện hơn 1.800 gói bột ngọt giả thành phẩm với trọng lượng hơn 600 kg và 78 gói hạt nêm giả thành phẩm với trọng lượng hơn 27kg cùng một số lượng lớn các bao bì nhựa đã được in sẵn tên các thương hiệu và nhiều dụng cụ dùng để sản xuất bột ngọt giả như bàn ép nhựa, cân, can xúc, thau nhựa, v.v.
Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện 10 bao bột ngọt loại 25kg hiệu HULUNBEIER, là nguyên liệu dùng để sản xuất bột ngọt giả. H.V.L khai nhận đã mua số bột ngọt hiệu HULUNBEIER này tại chợ Bình Tây (Quận 5) từ nhiều người không rõ lai lịch và trực tiếp tham gia sản xuất, còn H.T.L chỉ tham gia sản xuất hàng giả, đi chào hàng và giao thành phẩm theo yêu cầu của H.V.L.
Hành vi của hai bị cáo đã vi phạm nghiêm trọng BLHS 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”, quy định tại Điều 193: mọi hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt từ từ 02 năm đến 05 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,… thì mức án tù cũng tăng tương ứng từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là mức án chung thân. Cá nhân phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hay tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh, TP. HCM đã ra quyết định tuyên phạt bị cáo H.V.L 2 năm 6 tháng tù và bị cáo H.T.L 2 năm tù vì tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”. Đồng thời, Tòa cũng yêu cầu hai bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 5 triệu đồng (đối với H.V.L) và 3 triệu đồng (đối với H.T.L) để tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước.
Nang muc phat doi voi hanh vi san xuat va buon ban phu gia thuc tham gia
Bột ngọt giả thường được sang chiết từ bột ngọt xá Trung quốc được nhập lậu với tải trọng 25kg/bao. 
Bên cạnh những mức phạt nghiêm khắc cho cá nhân sản xuất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193, BLHS 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018 còn quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, với mức xử phạt thấp nhất là 01 tỷ đồng và cao nhất lên đến 18 tỷ đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây ra sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng Luật sư Gia Đình – Đoàn Luật sư TP. HCM) chia sẻ: “Những mức vi phạm về hành vi này bị chế tài hình sự nặng hơn thậm chí có thể chịu tới mức án tù cao nhất là chung thân đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018. Với mức xử phạt “mạnh tay” và mang tính răn đe cao, tin rằng những phụ gia thực phẩm giả như bột ngọt giả sẽ không còn cơ hội đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.”
Trước nỗi lo thực phẩm bẩn và không rõ nguồn gốc vẫn đang thường trực trong bữa ăn của mọi gia đình, những thay đổi của BLHS 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018 là một tín hiệu đáng mừng, thể hiệu nỗ lực của chính phủ trong việc đẩy lùi nỗi lo thực phẩm bẩn, ngăn chặn những hiểm họa đến với sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ những nhà sản xuất và kinh doanh chân chính.

Bộ Y tế thúc đẩy phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam

(Kiến Thức) - Dự án VINEP nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực từ phía các bộ, ngành liên quan tại Việt Nam như Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức Nhật Bản.

Ngày 24/11 vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị dinh dưỡng lâm sàng “Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực dinh dưỡng và Dinh dưỡng điều trị bệnh nhân nặng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” do Bộ Y tế, Tập đoàn Ajinomoto và Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp chủ trì.

TGĐ Ajinomoto Việt Nam tự tay hướng dẫn nấu ăn tại VP Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong ngày khai trương Văn phòng tại Hà Nội, Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tự tay vào bếp hướng dẫn nấu ăn cho các vị khách. 

TGD Ajinomoto Viet Nam tu tay huong dan nau an tai VP Ha Noi
Ngày 25/5, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã chính thức khai trương văn phòng mới tại Tòa nhà Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Văn phòng mới được thiết kế rất hiện đại, bao gồm nhiều khu vực chức năng, mang ý nghĩa góp phần nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của ẩm thực Việt Nam. 

Bột ngọt - Hiểu đúng và đủ

(Kiến Thức) - Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn tại gia đình cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm, với chức năng chính là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn.

Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…
Thành phần chính của bột ngọt là glutamate (axit glutamic), một axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng axit amin từ protein ăn hàng ngày. Do vậy, ngoài bột ngọt, glutamate còn tồn tại phổ biến trong các thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước mắm, nước tương…Việc sử dụng bột ngọt kết hợp với thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng glutamate, tăng vị umami và làm món ăn ngon hơn.