Nàng cung nữ cả đời không tắm, sống được hoàng cung kính nể

Đến nay, Tô Mạt Nhi là nhân vật mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Bà tuy có xuất thân nghèo khó song lại được cả hoàng cung kính nể, khi chết còn được hoàng đế để tang.

Tô Ma Lạt tên thật là Tô Mạt Nhi hay Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là "cái túi làm bằng lông thú". Bà là người tộc Mông Cổ, sinh ra tại một gia đình du mục nghèo ở thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm vào những năm 1612. Đến cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà mới đổi sang tên Mãn Thanh là Tô Ma Lạt với ý nghĩa là "túi tiền vừa".
Tô Ma Lạt sinh ra đã rất xinh đẹp và thông minh. Bà được quản gia phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố lựa chọn làm thị nữ theo hầu Nhị cách cách Mộc Bố Thái (Hiếu Trang Thái hậu sau này).
Với sự thông minh vốn có, chỉ vài tháng bà đã thông thạo cả tiếng Mãn và tiếng Hán. Bà còn có tài viết chữ Mãn đẹp như bản mẫu. Nhờ vậy mà Hiếu Trang Thái hậu đã tin tưởng giao phó việc dạy chữ của cháu nội Khang Hy cho Tô Ma Lạt.
Tô Ma Lạt là cô gái được trời phú rất nhiều khả năng thiên bẩm. Bà còn được biết đến bởi tài may vá vô cùng khéo léo. Thậm chí các bộ lễ phục sau này của hoàng thất nhà Thanh đều làm dựa trên hình mẫu và thiết kế gốc của Tô Ma Lạt.
Nang cung nu ca doi khong tam, song duoc hoang cung kinh ne
Tô Ma Lạt sinh ra đã rất xinh đẹp và thông minh. Ảnh minh hoạ. 
Dù về vai vế là chủ - tớ song Hiếu Trang Thái hậu luôn coi Tô Ma Lạt như người chị em ruột. Mối tâm giao giữa họ kéo dài suốt 60 năm liền. Trong cả quãng thời gian dài đó, hai người họ chưa từng rời nhau nửa bước. Tình cảm của họ đã vượt xa thứ tình cảm chủ tớ thông thường. Ngày vua Hoàng Thái Cực băng hà, thương Hiếu Trang Thái hậu phải ở goá khi chỉ mới 31 tuổi, Tô Ma Lạt đã quyết cả đời không lấy chồng, ở lại cung hầu hạ chủ nhân.
Không chỉ có vị trí đặc biệt trong lòng Hiếu Trang Thái hậu, bà còn được cả hoàng cung kính nể với những cách xưng hô rất đặc biệt. Hiếu Trang Thái hậu gọi Tô Ma Lạt là cách cách, danh xưng vốn chỉ dành cho những cô gái có địa vị cao trong hoàng thất.
Khang Hy hoàng đế thậm chí còn gọi bà là "ngạch nương" (có nghĩa là mẹ theo tiếng Mãn). Các hoàng tử công chúa của Khang Hy thì gọi bà là bà nội.
Dẫu được cả hoàng cung kính nể nhưng chưa bao giờ bà tỏ ý kiêu ngạo hay tham quyền. Hiếu Trang Thái hậu từng ngỏ ý muốn thăng cấp cho Tô Ma Lạt song bà chỉ có mong muốn làm cung nữ hầu hạ Thái hậu.
Sự kiện có thể nói là lớn nhất trong đời Tô Ma Lạt là khi Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu qua đời năm Khang Hy thứ 26 (1687). Sự ra đi của người chủ bà đã gắn bó 60 năm khiến Tô Ma Lạt đau buồn đến đổ bệnh.
Khang Hy ngày ấy đã không theo những phép tắc thường trong cung, giao thập nhị a ca Dận Đào - con trai của Định phi cho Tô Ma Lạt nuôi nấng. Chính đứa trẻ này đã giúp Tô Ma Lạt lấy lại được sự sống, dành trọn mọi sức lực để chăm sóc hoàng tử mới lên 3 này.
Tô Ma Lạt có những điều khiến ai nấy không khỏi tò mò, thắc mắc. Hưởng thọ tới 90 tuổi, song cả cuộc đời bà chưa bao giờ dùng đến một loại thuốc, dù là khi bệnh nặng. Bà còn không bao giờ tắm rửa, cả năm chỉ có 1 lần người ta thấy bà dùng một ít nước để vệ sinh thân thể rồi lại uống hết chỗ nước bẩn ấy.
Đứa trẻ 3 tuổi ngày nào dưới sự chăm sóc, dạy bảo của Tô Ma Lạt đã trở nên lớn khôn, là một trong những hoàng tử được Hoàng đế Khang Hy trọng dụng nhất. Thay vì lao vào cuộc chiến quyền lực tranh giành ngôi báu như những hoàng tử khác, Dận Đào luôn thể hiện sự trung lập. Dận Đào cũng là hoàng tử sống thọ nhất trong 35 hoàng tử của Khang Hy khi thọ đến 79 tuổi.
Khang Hy năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt đổ bệnh nặng rồi qua đời. Khang Hy khi đó đang đi tuần, biết tin liền viết thư dặn các hoàng tử khoan nhập liệm để ông được gặp mặt Tô Ma Lạt lần cuối. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vua đã để tang một người cung nữ. Khang Hy đã tự mình lo liệu cho đám tang của Tô Ma Lạt. Khắp trong cung, ai cũng đau buồn khi chứng kiến sự ra đi của bà.
Linh cữu Tô Ma Lạt cũng được đặc biệt đặt ở gần linh cữu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu. Sau khi Ung Chính lên ngôi, ngoài việc xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu, ông còn cho xây mộ của Tô Ma Lạt ngay gần đó mất gần 5 tháng mới xong. Cho đến nay, lăng mộ của bà vẫn là nơi thu hút rất nhiều khách đến ghé thăm khi tới Trung Quốc.

Bí ẩn khả năng nhìn thấy "hồn ma" của động vật

(Kiến Thức) - Một số nền văn hóa dân gian trên thế giới tin rằng chó, mèo là những loài động vật có khả năng nhìn thấy hồn ma. Nhiều người tò mò không biết liệu điều này có phải sự thật hay không.

Bi an kha nang nhin thay
Hồn ma là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Trong suốt những năm qua, những câu chuyện, giai thoại về linh hồn luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ, khiến con người không khỏi tò mò và đi tìm hiểu sự thật. 

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Người học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch

(Kiến Thức) - "Tôi tự nghĩ đồng chí Đỗ Mười là người nêu tấm gương  mẫu mực nhất về tinh thần học, học nữa, học mãi, học để có kiến thức làm việc và làm việc có hiệu quả".

Kiến Thức xin trích dẫn bài viết về Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười của Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Phạm Thế Duyệt. 
Trước hết, phải nói đồng chí Đỗ Mười là người mà cả cuộc đời đã "tận trung với nước, tận hiếu với dân", toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng. Trong lao tù đế quốc Pháp trước cách mạng năm 1945, đồng chí đã kiên trung bất khuất, vượt nhà tù Hoả Lò để về tiếp tục hoạt động cách mạng.
Nguyen Tong bi thu Do Muoi: Nguoi hoc tro xuat sac cua Ho Chu tich
Chân dung đồng chí Đỗ Mười. Ảnh: Infonet.  
Đồng chí được Đảng phân công hoạt động từ các cơ sở, làm Bí thư nhiều tỉnh, thành phố và Khu Tả Ngạn, làm Bộ trưởng nhiều bộ quan trọng, rồi làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiều năm, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi đồng chí Phạm Hùng qua đời năm 1988, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, và nửa nhiệm kỳ khóa VIII, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi nghỉ công tác ở tuổi 84, đồng chí vẫn luôn học tập, làm việc, đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Làm nhiệm vụ gì đồng chí cũng hoàn thành và có nhiều cống hiến xuất sắc cho cách mạng.
Tuy là người không học cao theo hệ chính quy, nhưng đồng chí rất ham học tập qua thực tiễn, qua đọc sách, nghiên cứu. Tôi được biết hiếm có đồng chí lãnh đạo nào chịu khó nghiên cứu để tự nâng trình độ hiểu biết về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội như đồng chí. Chính vì vậy, đồng chí hiểu biết toàn diện, sâu sắc nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước. Mỗi khi đến thăm đồng chí, kể cả khi đồng chí đã nghỉ công tác, lúc nào tôi cũng thấy đồng chí đọc những tư liệu, những sách mới xuất bản (dày 400-500 trang) quan trọng. Đồng chí thường hỏi những vấn đề thời sự mọi người quan tâm và chỉ cho tôi những trang, dòng quan trọng đồng chí mới đọc. Tôi tự nghĩ đồng chí Đỗ Mười là người nêu tấm gương mẫu mực nhất về tinh thần học, học nữa, học mãi, học để có kiến thức làm việc và làm việc có hiệu quả.
Ấn tượng sâu sắc của tôi là đồng chí Đỗ Mười trên cương vị công tác nào cũng làm việc hết mình. Năm 1972, khi là Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí đã triệu tập các bộ hữu quan cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh bàn việc mỏ than Mạo Khê mở rộng xuống mức âm 150 m theo hiệp định Trung Quốc giúp ta thiết kế và xây dựng cùng với xây dựng cầu Thăng Long khi đó. Đây là cuộc họp cấp Chính phủ triệu tập mà không có giờ nghỉ trưa, cuối cùng đã có kết luận rõ trách nhiệm mọi việc cần giải quyết thuộc các bộ, các ngành, địa phương và cần làm. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về ngày làm việc với đồng chí Đỗ Mười.
Sau này, kể từ năm 1982 đến nay, tôi càng hiểu sự quan tâm xây dựng nền công nghiệp nước nhà của đồng chí. Tôi thiết nghĩ có được nhiều công trình xây dựng và cơ sở công nghiệp về nhiệt điện, thủy điện cơ khí thủy lợi lớn như Hòa Bình, Uông Bí, Phả Lại, Diezel Sông Công, Apatít Lào Cai, dầu khí Vũng Tàu - Nam Côn Sơn, thủy lợi Dầu Tiếng - An Giang... thì công lao đóng góp của đồng chí Đỗ Mười và lớp cán bộ lãnh đạo đi trước thật không sao kể hết. Chính nhờ những chủ trương đúng đắn về phát triển công nghiệp trước đây mà đã tạo dựng được cơ sở và điều kiện cho công cuộc đổi mới hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế thành công như hiện nay.
Nguyen Tong bi thu Do Muoi: Nguoi hoc tro xuat sac cua Ho Chu tich-Hinh-2
 Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện thân mật với nhân dân xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ), ngày 1/11/1992. Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN.
Những năm đầu đổi mới, tôi được Đảng phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng chí Đỗ Mười đã cùng Chính phủ, Bộ Chính trị luôn quan tâm giúp đỡ Hà Nội giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng để xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ tem phiếu, giữ vừng Thủ đô Hà Nội ổn định và phát triển. Nhờ sự giúp đỡ của Trung ương và đồng chí Đỗ Mười với cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) rồi cương vị Tổng Bí thư của Đảng mà Thủ đô đã thực sự đổi mới đúng hướng, phát triển nhanh với những bước đi vững chắc, xứng đáng là Thủ đô ngàn năm tuổi hôm nay.
Nhớ lại sự kiện mất ổn định ở nông thôn Thái Bình cuối năm 1997, tôi được Bộ Chính trị giao trách nhiệm Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ Chính trị về giải quyết. Với cương vị Tổng Bí thư của Đảng, sau là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Đỗ Mười đã luôn luôn quan tâm, theo dõi tình hình Thái Bình và góp ý cách xử lý giải quyết của tổ công tác cùng với Đảng bộ Thái Bình. Kết quả là tình hình Thái Bình đã nhanh chóng ổn định, nhân dân Thái Bình rất tin tưởng ở sự lãnh đạo giải quyết đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
Nguyen Tong bi thu Do Muoi: Nguoi hoc tro xuat sac cua Ho Chu tich-Hinh-3
 Bộ Chính trị và các đồng chí Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1996-2001) (Nguồn: Đỗ Mười - Những bài nói và viết chọn lọc (tập 1). Ảnh: VOV. 
Từ tình hình ở Thái Bình, đồng chí Đỗ Mười đã dày công góp phần chỉ đạo xây dựng và ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị khóa VIII và Nghị định số 29/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở xã, phường và khu dân cư. Chính nhờ những văn bản quan trọng này mà nhân dân cả nước rất phấn khởi, hưởng ứng thực hiện... Nghị định số 29/NĐ-CP đến nay đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng lên thành pháp lệnh về phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Đồng chí Đỗ Mười đã có công lao to lớn trong chỉ đạo xây dựng ban hành và hướng dẫn thực hiện những văn bản mang tính pháp quy về phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Khi về làm công tác chuyên trách ở Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đều nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất sâu sắc của đồng chí Đỗ Mười với các cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và "Ngày vì người nghèo" do Mặt trận phát động. Tuy tuổi đã ngoài 90 nhưng đồng chí Đỗ Mười đã nhiều lần đến cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tự tay bỏ những phong bì tiền vào hòm quỹ ủng hộ người nghèo, dự họp góp ý với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân Đại hội VI của Mặt trận (năm 2004). Những ý kiến của đồng chí bao giờ cũng rất sâu sắc và có sức cổ vũ đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Tôi biết đồng chí không chỉ quan tâm đến việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, của hệ thống chính trị, mà đồng chí còn luôn quan tâm đến tâm tư tình cảm, đời sống vật chất, tinh thần cua các tầng lớp nhân dân.
Vài thập kỷ qua, đồng chí Đỗ Mười không chỉ là người lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng trong lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô, vi mô để cùng Đảng ta đưa đất nước phát triển nhanh, vững chắc theo Cương lĩnh chính trị năm 1991 của Đảng, tránh được sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa như Đông Âu, Liên Xô, mà đồng chí còn là tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời, về lối sống cần kiệm, giản dị, liêm khiết, về ý thức tổ chức nghiêm minh và suốt đời phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mỗi lần đến thăm đồng chí Đỗ Mười ở nhà riêng, nhìn kỹ tấm hình Bác Hồ có dòng chữ Bác viết ở góc ảnh "Tặng chú Mười", tôi lại càng thêm cảm phục và quý trọng đồng chí.
Tôi tự nghĩ là người lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ai cũng có những khuyết điểm nhất định, nhưng phải nói đồng chí Đỗ Mười cùng nhiều đồng chí lãnh đạo khác của Đảng ta đã thực sự suốt đời sống vì Đảng, vì dân. Đồng chí rất xứng đáng là lớp học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Năm nay, đồng chí Đỗ Mười sang tuổi 95, tôi ước mong đồng chí luôn minh mẫn, khỏe mạnh để tiếp tục góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tư liệu tham khảo

- Đồng chí Đỗ Mười - Dấu ấn qua những chặng đường lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia - 2012)

- Trích bài viết "Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười của Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Phạm Thế Duyệt.