Nam thanh niên bị uốn ván, chi phí điều trị lên tới 350 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Sau 10 ngày nằm viện do bị uốn ván, chi phí điều trị cho nam thanh niên dự kiến sẽ lên tới 350 triệu đồng do đặc thù của căn bệnh phải nằm điều trị lâu dài.

Ngày 10/8, bác sĩ CKII Trương Ngọc Trung – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, hiện khoa này đang điều trị cho một bệnh nhân người Campuchia mắc bệnh uốn ván. Trước đó, bệnh nhân bị xe máy cán qua, nát mu bàn chân, được bệnh viện tuyến dưới ở An Giang chuyển lên. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị tiêu cơ vân và suy thận cấp, đang điều trị tại viện ngày thứ 12.
BS Ngọc Trung cho hay, thường các trường hợp uốn ván điều trị thành công đến hơn 90%, khả năng hồi phục khá tốt, tuy nhiên chi phí điều trị mới là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình. Tổng chi phí hiện tại sau 10 ngày điều trị của bệnh nhân trên là 150 triệu. Bệnh nhân vẫn phải tiếp tục lọc máu và điều trị khoảng 3 tuần nữa. Tổng chi phí sẽ đến 350 triệu. Trong khi đó, gia cảnh của bệnh nhân khó khan.
Đây chỉ là một bệnh nhân trong số rất nhiều bệnh nhân bị uốn ván điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới không có bảo hiểm y tế. Hiện tại, Khoa Chống độc người lớn, Bệnh viện đang điều trị cho 20 bệnh nhân trong đó có đến 15 ca uốn ván nặng phải thở máy.
Nam thanh nien bi uon van, chi phi dieu tri len toi 350 trieu dong
 Bệnh nhân vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM. 
Được biết, bệnh nhân uốn ván được bảo hiểm y tế chi trả khoảng 80% viện phí, 20% còn lại bệnh viện chi trả cùng người bệnh. Các trường hợp nằm điều trị uốn ván thường nằm điều trị trên dưới 3 tuần. Bác sĩ Ngọc Trung cho hay, bên cạnh việc phải mở khí quản để thở máy, bệnh nhân còn kèm theo tình trạng nhiễm trùng, chi phí kèm theo khoảng 40-150 triệu/trường hợp nếu không có bảo hiểm y tế.
Bệnh nhân bị uốn ván thường là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hầu như không có bảo hiểm y tế nên là gánh nặng cho bệnh viện. Người mắc bệnh uốn ván thường là người trung tuổi trở lên, do người trẻ được tiêm vaccine phòng uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng nên hiếm khi bị.
Theo bác sĩ, uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván, có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra. Thông thường nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ…Sau khi nha bào vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường là qua các vết thương, vi khuẩn sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, các độc tố này xâm nhập vào các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương, gây tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau, thường khởi đầu với cứng cơ nhai, sau đó cứng cơ cổ, lưng, bụng và toàn thân. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây co giật toàn thân, nuốt sặc và khó thở…
Tuy rất nguy hiểm và gây thách thức trong điều trị, uốn ván là một bệnh có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm ngừa vaccine đầy đủ, trong đó quan trọng nhất là tiêm ngừa chủ động, trước khi bị vết thương. Vaccine uốn ván có hiệu lực 10-15 năm, khi bị mắc uốn ván vẫn có thể tiêm vaccine để bệnh nhẹ đi. Việc tiêm ngừa vaccine uốn ván bắt buộc phải đầy đủ (tối thiểu 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng) và nhắc lại mỗi 5 – 10 năm sau đó sẽ giúp tạo đủ kháng thể bảo vệ khỏi bệnh uốn ván.
Đối với trường hợp không được tiêm ngừa vaccine đầy đủ, khi có vết thương cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương đúng cách, đồng thời được tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván để phòng bệnh.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM

Khi nào dừng đếm ca nhiễm Covid-19, đưa khỏi danh mục bệnh đặc biệt nguy hiểm?

Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Chính phủ ban hành yêu cầu đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nhóm nguy hiểm).

Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Với nhóm bệnh này sẽ yêu cầu cách li y tế toàn bộ.

Về kiểm soát ra, vào vùng có dịch, Bộ Y tế quy định: hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế. Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch”.

3 bước quy trình cấp hộ chiếu vaccine điện tử

Bộ Y tế ban hành Biểu mẫu và quy trình cấp giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử theo Quyết định số 5772/QĐ-BYT. Quy trình cấp hộ chiếu vaccine điện tử gồm 3 bước.

Chi tiet 3 buoc quy trinh cap ho chieu vaccine dien tu
 Việt Nam đang triển khai thí điểm cấp hộ chiếu vaccine điện tử tại 3 bệnh viện là Bạch Mai, E, K (Hà Nội). Theo đó, những người tiêm vắc xin COVID-19 tại 3 bệnh viện trên đã được cập nhật thông tin vào hệ thống tiêm chủng quốc gia, là cơ sở dữ liệu để thí điểm cấp hộ chiếu vaccine điện tử.

Người lớn có bệnh nền dễ chuyển nặng khi mắc sốt xuất huyết

Trong tháng 5 và 6/2022, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận trung bình mỗi tháng có 3 ca bệnh SXH nặng xin về và 1 ca tử vong.

Điển hình trường hợp thai phụ Phan Thị K.L (sinh năm 1984, ngụ tại Bình Tân - TPHCM) mắc SXH nặng, thể sốc, tổn thương đa cơ quan, theo dõi nhiễm trùng huyết, thai 18 tuần chết lưu. Sau nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đã tử vong. 
Nguoi lon co benh nen de chuyen nang khi mac sot xuat huyet
Bệnh nhân SXH đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.