Nam thanh niên bị chém lìa tay ở Sài Gòn đã tử vong

Sáng nay, Bùi Hoàng Thiên Phương nạn nhân bị chém đứt lìa tay khi bị trên sát trên đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp (TP HCM) đã tử vong. 

Người nhà nạn nhân bị chém đứt lìa tay cho biết, nạn nhân Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 13/3, gia đình đã đưa em về nhà lo hậu sự. 
Nam thanh nien bi chem lia tay o Sai Gon da tu vong
Tuấn Anh, nghi can trực tiếp chém lìa tay nạn nhân. 
Các bác sĩ bệnh viện 175 cho biết, bệnh nhân Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 3h rạng sáng 13/3, sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện.

Liên quan tới vụ việc trên, Công an quận Gò Vấp (TP HCM) đã bắt Đỗ Tuấn Anh (tức Bé Long, 19 tuổi) - nghi can trực tiếp chém lìa bàn tay Phương (17 tuổi), hôm 10/3. Trước đó cảnh sát đã bắt hai người liên quan trong vụ truy sát là Nguyễn Hữu Thiện Long (16 tuổi) và Lâm Quang Thiện (18 tuổi).

Theo hồ sơ điều tra, vào khoảng 20h 30’ ngày 6/3, trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) đã xảy ra một vụ truy sát kinh hoàng khiến một thiếu niên bị chém đứt lìa bàn tay, một người khác cũng bị chém phải nhập viện cấp cứu.
Skip in 6...Advertisement in 28 seconds

Danh tính nạn nhân bị chém đứt lìa bàn tay được xác định là Bùi Hoàng Thiên Phương (17 tuổi), người bị chém khác là Nguyễn Văn Phong (18 tuổi).

Vào thời điểm trên, Phương cùng Phong và nhóm bạn 6 người đi xe máy trên đường Phạm Văn Chiêu (Q. Gò Vấp), hướng từ Lê Văn Thọ về Quang Trung.

Khi gần đến đoạn giao Phạm Văn Chiêu-Cây Trâm, Phương cùng nhóm bạn bị một nhóm thanh niên (gồm 8 người trên 4 xe máy) phía sau  hú hét và phi lên chém đứt bàn tay khiến nạn nhân ngã ra đường. Chưa dừng lại, nhóm côn đồ tiếp tục truy sát khiến Phong bị chém nhiều nhát.

Gây án xong, nhóm thanh niên trên đã rú ga bỏ chạy khỏi hiện trường. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Trong đó, Phong bị thương nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng; còn Phương nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, bàn tay trái bị chém đứt lìa và hôn mê sâu.

Nhận được tin báo, Công an Q. Gò Vấp nhanh chóng đến hiện trường và ghi nhận lời khai từ các nhân chứng. Từ hình ảnh camera của một cửa hàng điện thoại di động, công an đã xác định và bắt giữ các nghi can gồm  Nguyễn Hữu Thiện Long (SN 2000) và Lâm Quang Thiện (SN 1998, cả hai cùng ngụ Q. Gò Vấp).

Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc

(Kiến Thức) - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ tràn xuống miền Bắc trong đêm nay khiến nhiệt độ giảm mạnh.

Dem nay, khong khi lanh tang cuong xuong mien Bac
 (Ảnh: Baogiaothong)

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn TW, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng đêm nay, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng yếu đến thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) và Thanh Hóa.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa nhỏ rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Từ đêm nay, ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc cấp 4-5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6 giật cấp 7-8. Biển động. Sóng biển cao từ 2-3m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Thời tiết ngày hôm nay khắp cả nước:

- Phía Tây Bắc Bộ nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C; cao nhất 22-25 độ C; riêng khu Tây Bắc có nơi 26-28 độ C. 

Hai vụ nuôi nhầm con: Bác sĩ và nữ hộ sinh nói gì?

Sau vụ nuôi nhầm con ở Hà nội, nhiều gia đình đang cảm thấy bất an liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột hay không?

Sau 2 vụ trao nhầm con của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, 64 tuổi, Quán Thánh (42 năm) và bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi), Hoàng Hoa Thám (29 năm), Hà Nội vừa qua, đang khiến dư luận vô cùng hoang mang và lo lắng.

Người trong cuộc thì đau xót đến tột cùng và hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ tìm lại được người thân của mình. Nhưng những gia đình khác lại cảm thấy bất an rằng, liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột do mình đẻ ra hay không? Dư luận đang tự đặt ra câu hỏi là liệu có khe hở nào đó trong quy trình trao nhận con ở nhà hộ sinh không?

Nữ hộ sinh A của một bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội (đề nghị giấu tên), người đã có ngoài 20 năm trong nghề bà đỡ khẳng định chắc chắn thời này rất hiếm khi trao nhầm như 2 trường hợp trên bởi các khâu được làm bài bản và nghiêm ngặt.

Chị cho biết: “Tôi vô cùng cảm thông với nỗi đau của gia đình các chị Hạnh và Hoa. Cũng là người mẹ, tôi mong muốn họ sớm tìm được người thân và được đoàn tụ với gia đình”.

Nói về lý do tại sao ngày trước xảy ra các vụ nhầm lẫn con cái như vậy, nữ hộ sinh này nói: “Ngày xưa, thời buổi khó khăn, chiến tranh loạn lạc, khi máy bay và giặc đến tất cả y bác sĩ và người bệnh đều phải di chuyển. Cán bộ y tế di chuyển sản phụ còn nữ hộ sinh và bác sĩ di chuyển theo sau. Trong thời gian đó, nếu sản phụ nào được ra viện trước, họ sẽ trả mẹ và con luôn. Cho nên mã số giữa mẹ và bé bị lẫn lộn ở giai đoạn này là có thể. Bây giờ, xã hội tiên tiến, ngành y ngày càng phát triển, mã số được làm cẩn thẩn, số của mẹ được đeo vào tay và con đeo vào chân”.
Hai vu nuoi nham con: Bac si va nu ho sinh noi gi?
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm 42 năm qua. (ảnh: KT) 

Nữ hộ sinh này dẫn chứng rất cụ thể, ví dụ: Mẹ có mã số 155, con cũng số đó luôn. Mẹ tên là Nguyễn Thị A, sinh năm 1980, con cũng Nguyễn Thị A sinh năm 1980. Mã số của mẹ và của con trùng nhau. Chính vì thế, điều đó không thể gây ra sự nhầm lẫn được. Bởi vì, gia đình sản phụ có đầy đủ 3 thành phần lúc chờ sinh, sau sinh: người đẻ, người nhà người đẻ, bác sĩ – họ sẽ trao con cho gia đình rất cẩn thận.
Nữ hộ sinh cũng cho biết thêm, có khả năng, ngày xưa, ánh sáng cũng không đầy đủ, điện lúc có lúc không nên người ta phải sử dụng đèn dầu, vì vậy mã số của mẹ và con bị lẫn lộn. Mặt khác, do việc đánh dấu ngày xưa được viết bằng bút có thể mực lại không tốt, thậm chí viết tạm bằng bút máy nên lúc tắm hoặc rửa tay, rửa chân cũng làm mờ số. Khả năng cao nhầm con là do nguyên nhân đó chứ không phải là do cố tình đánh tráo. Bây giờ, điện đầy đủ, bút viết không bị phai màu nên không thể xảy ra chuyện trao nhầm mẹ và con.

Theo nữ hộ sinh này, từ năm 2012, bệnh viện phụ sản nơi chị làm việc, người ta đã dùng đồng xu để đánh dấu mẹ và con. Đồng xu này này được làm sẵn từ trước, sau đó đeo vào tay cho mẹ và chân của con. Trong trường hợp, một trong 2 người bị mất số thì cũng chẳng có vấn đề gì vì lúc đó con đã được ở cùng mẹ. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, người ta đánh dấu số của mẹ vào ngực áo hoặc dán lên trán còn đồng xu đeo vào con.

Nói tóm lại, khi đồng xu bị mất, mọi người sẽ thay đồng xu khác cũng như sửa lại hồ sơ bệnh án. Khi thay mã số, họ cũng thay luôn áo và số. Tất cả đều đồng bộ để không bị nhầm lẫn.

“Hơn 20 năm làm trong nghề, tôi chưa thấy có sự cố nhầm lẫn nào”, nữ hộ sinh này tự hào nói.

Cùng quan điểm với nữ hộ sinh trên, chuyên gia sản khoa - bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh BV Phụ sản Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học; Giảng viên bộ môn Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội cho rằng: “Hồi đó, ở các nhà hộ sinh hay bệnh viện nói chung cũng chưa có số mẹ - con, người ta viết tên mẹ-tên con lên chân cháu bé, có thể viết nhầm”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy con của mình? Nữ hộ sinh trên cho rằng thường người mẹ có linh cảm, giác quan thứ 6 cùng với trí nhớ và ký ức, sẽ gợi lại những người đã sinh cùng ngày, cùng phòng với mình hoặc những người nằm cạnh mình trong nhà hộ sinh. Từ đó sẽ dần dần tìm ra. Đến khi gặp lại, các kỷ niệm lại ùa về, và những người đó có khi cũng có cảm giác, con của mình cũng không giống mình... rồi có thể cũng tìm ra.
Nữ hộ sinh nói: bất cứ sản phụ nào cũng nhớ tên người nữ hộ sinh trao con cho mình lúc đó. Những thông tin gợi nhớ đó cũng có thể tìm ra.

Còn bác sĩ Chương lại gợi ý, để tìm lại, chúng ta phải xem danh sách tất cả những em bé sinh ra tại nhà hộ sinh trong thời gian đó (từ lúc mẹ vào nhà hộ sinh cho đến khi xuất viện), sau đó thử ADN sẽ ra kết quả ngay thôi./.