Nam Sudan âm thầm triển khai tên lửa phòng không S-125

(Kiến Thức) - Dù tình hình chiến sự tại Sudan có chiều hướng giảm nhiệt nhưng Quân đội Nam Sudan vẫn manh nha ý định triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không S-125.

Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, nhiều khả năng Quân đội Nam Sudan tìm cách đưa vào hoạt động trở lại các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (SA-3 'Goa') mua từ Ukraine từ năm 2010.
Theo hình ảnh vệ tinh của Globe mới công bố, Nam Sudan đã sở hữu ít nhất 16 bệ phóng tên lửa 5P71 của S-125 cùng với đó là các phương tiện hỗ trợ cơ giới khác. Toàn bộ các bệ phóng này được tập trung tại một căn cứ quân sự cách thủ đô Juba của Nam Sudan 20km về phía tây nam.
Nam Sudan am tham trien khai ten lua phong khong S-125
 Hình ảnh vệ tinh chụp bãi chứa bệ phongd 5P71 của Nam Sudan vào tháng 6/2015.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa bất cứ hình ảnh chính thức nào về hệ thống radar đi kèm các tổ hợp S-125 trên của Nam Sudan, nhưng với số lượng bệ phóng 5P71 hiện tại Nam Sudan có thể xây dựng được 4 tổ hợp S-125 hoàn chỉnh tất nhiên là phải đi kèm với radar.
Nam Sudan bắt đầu xây dựng các tổ hợp phòng không S-125 đầu tiên từ cuối năm 2013 đi kèm với đó là các tổ hợp đã được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hình ảnh chính thức nào về các trận địa S-125 tại Nam Sudan.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, Uganda một trong những quốc gia đồng minh với Nam Sudan đã mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-125 cùng với 300 đạn tên lửa V-600 từ Ukraine trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Do đó nhiều khả năng Nam Sudan được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Uganda để xây dựng các tổ hợp phòng không cho riêng mình.
Cho dù vậy nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về việc Uganda âm thầm đứng ra mua giúp Nam Sudan số tên lửa S-125 từ Ukraine, và nếu đúng là như vậy thì nhiều khả năng Nam Sudan sở hữu S-125 trước khi nước này có đủ điều kiện để nhập khẩu vũ khí từ một quốc gia khác sau khi độc lập hoàn toàn vào tháng 7/2011.
Nam Sudan am tham trien khai ten lua phong khong S-125-Hinh-2
 Tổ hợp phòng không S-125 được đánh giá sẽ làm thay đổi cán cân quân sự tại Sudan nếu như nó được triển khai.
Đây không phải là lần đầu tiên Nam Sudan được một quốc gia Châu Phi đồng minh mua giùm vũ khí, khi trước đó Kenya từng mua ít nhất 100 T-72 đã qua sử dụng từ Ukraine cho một quốc gia Đông Phi giấu tên vào năm 2007 và sau đó số xe tăng này đã nhanh chóng được chuyển đến Nam Sudan bằng đường bộ.
Việc Nam Sudan xây dựng các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 vào năm 2013 được xem là sự thay đổi chiến lược mới trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Sudan lúc đó, khi các bên bắt đầu sử dụng lực lượng không quân trong các đợt giao tranh nhất là tại thị trấn Heglig vào đầu năm 2012. Tuy nhiên từ đó cho đến nay Nam Sudan vẫn chưa tiến hành triển khai các tổ hợp phòng không S-125 của mình
Tất cả các hình ảnh vệ tinh có sẵn cho thấy bệ phóng xếp hàng vào trại của họ kể từ tháng 11/2013, cho thấy họ đã không được triển khai hoạt động trong khoảng thời gian đó.

Lính Nga lái xe phóng tên lửa đạn đạo có dễ?

(Kiến Thức) - Để vận hành một cỗ máy nặng hơn 45 tấn như tổ hợp tên lửa đạn đạo Topol các binh sĩ Nga đều phải trải qua một khóa huấn luyện đặc biệt.

Theo chân phóng viên Arms-Expo khám phá trường đào tạo kỹ thuật số 161 của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đóng tại vùng Astrakhan, nơi binh sĩ Nga được học cách lái và điều khiển các dòng xe tải đặc chủng dành riêng cho các đơn vị tên lửa chiến lược Nga.
Theo chân phóng viên Arms-Expo khám phá trường đào tạo kỹ thuật số 161 của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đóng tại vùng Astrakhan, nơi binh sĩ Nga được học cách lái và điều khiển các dòng xe tải đặc chủng dành riêng cho các đơn vị tên lửa chiến lược Nga.

Tiết lộ thông số siêu hạm tàng hình của Hải quân Myanmar

(Kiến Thức) - Tàu hộ vệ tàng hình Sin Phyu Shin (F14) dài khoảng 106m, trang bị hệ thống điện tử - vũ khí kết hợp giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Tạp chí quân sự Jane’s cho hay, Hải quân Myanmar vừa chính thức đưa vào trang bị tàu hộ vệ tàng hình thứ hai do nước này tự phát triển mang tên UMS Sin Phyu Shin (F14) vào cuối năm 2015 nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Hải quân 24/12.
Lễ bàn giao UMS Sin Phyu Shin còn có sự tham dự của Tư lệnh lực lượng Vũ trang Myanmar Tướng Min Aung Hlaing, trước đó tướng Min Aung Hlaing cũng trực tiếp đến kiểm tra các tàu tuần tra cao tốc OPV mới được Hải quân Myanmar đưa vào trang bị hay đến cơ sở hạ tầng tại một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Thanlyin.