Năm 2024, khởi công 3 dự án quan trọng ở 3 vùng kinh tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ưu tiên nguồn lực cho dự án trọng điểm Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ của Bộ GTVT vào sáng 28-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm 2024 các bộ, ngành cùng kiểm soát tiến độ, nâng cao chất lượng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng sân bay Long Thành. “Đây là dự án rất lớn không những thể hiện tiềm lực, uy tín của đất nước mà còn thể hiện uy tín trong quản lý điều hành của đất nước” - Thủ tướng nói.
Năm 2023, Bộ GTVT hoàn thành 20 dự án
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, năm 2023 là năm có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với việc khởi công 26 dự án, trong đó rút ngắn thời gian khởi công sáu dự án quan trọng quốc gia một năm so với quy trình thủ tục thông thường.
Theo ông Thắng, lần đầu tiên thực hiện khởi công đồng loạt theo hình thức trực tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 tại 12 điểm cầu của 12 dự án thành phần; khởi công các dự án đường bộ cao tốc trục Đông - Tây; các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, TP.HCM; khởi công công trình nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành; nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất...
“Đến nay đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, trong đó riêng đường bộ cao tốc với chín dự án dài 475 km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900 km” - ông Thắng nói.
Về công tác giải ngân vốn đầu tư công, người đứng đầu ngành GTVT nhận định tiếp tục đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2023, Bộ GTVT được Thủ tướng giao số vốn đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay với hơn 94.000 tỉ đồng, cao nhất từ trước tới nay và gấp 1,7 lần so với năm 2022. Song song đó là số vốn sự nghiệp kinh tế, hơn 19,9 ngàn tỉ đồng phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
Thêm vào đó, trong năm 2023, Bộ GTVT cũng tích cực tháo gỡ những vấn đề tồn tại của ngành. Trong đó có việc quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý những tồn tại, khó khăn sau những sai phạm của hoạt động đăng kiểm. Đến tháng 6-2023, đã giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm.
Nam 2024, khoi cong 3 du an quan trong o 3 vung kinh te
 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VL
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Thắng cũng chỉ ra bốn tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là công tác quản lý hoạt động vận tải vẫn còn bất cập; tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình còn diễn ra ở nhiều địa phương. Tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
“Mặc dù nhiều công trình dự án đường bộ cao tốc sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, tuy nhiên các trạm dừng nghỉ chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến sự bất tiện đối với người dân. Việc thu hút nguồn vốn xã hội trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng” - ông Thắng nói.
Nam 2024, khoi cong 3 du an quan trong o 3 vung kinh te-Hinh-2
Sự vào cuộc quyết liệt của Bộ GTVT đã đưa cầu Mỹ Thuận 2 vào sử dụng đúng tiến độ. Ảnh: HẢI DƯƠNG 
“Không tham nhũng thì không có gì phải sợ”
Đánh giá cao kết quả trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng năm 2023 Bộ GTVT đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, tiến hành khởi công các tuyến đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, TP.HCM, các tuyến đường bộ cao tốc kết nối khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và ĐBSCL nhưng ngành GTVT đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, nặng nề được giao.
Nhớ lại thời điểm năm 2021, Thủ tướng nói các dự án dường như “tê liệt hết cả” vì thiếu vật liệu xây dựng. Vướng mắc nằm ở chỗ mỏ nguyên vật liệu thông thường lại được cấp phép theo quy trình như với các mỏ khoáng sản quý. “Luật tự chúng ta xây dựng cả nhưng mình lại lấy dây buộc vào chân. Mỏ nguyên vật liệu thông thường mà đưa vào quy trình thủ tục khai thác như mỏ đồng, mỏ vàng… Thế ai gọi là thông thường nữa. Cái này do tư duy phương pháp luận sai, từ đó xây dựng chính sách sai… nếu không tháo gỡ ai dám làm” - Thủ tướng nói.
Từ đó, Bộ GTVT và các cơ quan đã tham mưu ban hành hai nghị quyết của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù bảo đảm nguồn vật liệu thi công; tham mưu Chính phủ chỉ đạo việc công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hằng tháng, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá vật liệu xây dựng...
Một ví dụ khác cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của Bộ GTVT là dự án cầu Mỹ Thuận 2, đầu năm 2023 còn chưa giải phóng mặt bằng xong, nguồn vốn còn thiếu khoảng 1.400 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2023 đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trong năm 2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề vướng mắc. “Vướng cấp nào cấp đó phải tháo gỡ, khó khăn ở đâu ở đó phải giải quyết” - người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Đánh giá việc triển khai các dự án đối tác công tư (PPP) giao thông còn chưa được như kỳ vọng, Thủ tướng cho biết ngay ngày đầu năm mới 2024, một dự án PPP mới là cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được khởi công. Tiếp đó sẽ là các dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; dự án Ninh Bình - Thái Bình - Nam Định - Hải Phòng. “Đây là ba dự án rất quan trọng, ba vùng kinh tế khác nhau, trong đó có một vùng kinh tế khó khăn, hai vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng khu vực Hà Nội và Đông Nam Bộ nối với Tây Nguyên” - Thủ tướng chỉ rõ.•
14 cao tốc sẽ được đầu tư trong năm 2024
Bộ GTVT cho biết năm 2024 đơn vị sẽ khởi công ba dự án giao thông quan trọng gồm: Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Chợ Mới - Bắc Kạn, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Bên cạnh đó, bộ phối hợp, hỗ trợ các địa phương hoàn thiện hồ sơ để khởi công 11 dự án đường bộ cao tốc do địa phương được giao là cơ quan chủ quản gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình, Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình, Gia Nghĩa - Chơn Thành, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài, Hòa Bình - Mộc Châu và đường vành đai 4 TP.HCM.

Hàng trăm dự án chậm tiến độ lãng phí tại Gia Lai, Đồng Nai

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 99 dự án tổng diện tích gần 2.400 hécta vi phạm đất đai do trong quá trình triển khai không đưa đất vào sử dụng và chậm tiến độ sử dụng đất.

Trong đó tại Gia Lai, qua quá trình rà soát Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này ghi nhận có 34 dự án, công trình đã được chấp thuận chủ trương đầu tư chậm tiến độ thực hiện.

Trên cơ sở đó, Sở đề xuất thu hồi đất của 2 trường hợp vi phạm gồm: dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công ty cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long (tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku) diện tích 0,3 hécta; dự án trồng rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Đệ Nhất Việt Hàn (tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) diện tích 53,2 hécta.

TP.HCM: Hàng loạt dự án dừng thi công, khách hàng điêu đứng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa báo cáo về tình hình phát triển đô thị, trong đó Sở này chỉ rõ 138 dự án thương mại hết thời gian thực hiện, 30 dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng ngưng thi công.

Cụ thể, tại quận 2, Dự án khu dân cư 30.224 ha thuộc phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM (The Water Bay), trải dài gần 500m bên đại lộ Mai Chí Thọ, có vị trí bên sông Sài Gòn, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đảo Kim Cương do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (Century 21) là chủ đầu tư.

Dự án được mở bán năm 2017, hiện nay đã được tiến hành xây phần móng. Thế nhưng, tới nay bị tạm ngưng nhiều năm qua để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Rất nhiều khách hàng mua nhà tại đây dù đã đóng trên 30% giá trị sản phẩm nhà chung cư nhưng vẫn chưa biết tới ngày nào mình nhận được nhà ở.