Hàng trăm dự án chậm tiến độ lãng phí tại Gia Lai, Đồng Nai

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 99 dự án tổng diện tích gần 2.400 hécta vi phạm đất đai do trong quá trình triển khai không đưa đất vào sử dụng và chậm tiến độ sử dụng đất.

Trong đó tại Gia Lai, qua quá trình rà soát Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này ghi nhận có 34 dự án, công trình đã được chấp thuận chủ trương đầu tư chậm tiến độ thực hiện.

Trên cơ sở đó, Sở đề xuất thu hồi đất của 2 trường hợp vi phạm gồm: dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công ty cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long (tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku) diện tích 0,3 hécta; dự án trồng rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Đệ Nhất Việt Hàn (tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) diện tích 53,2 hécta.

Hang tram du an cham tien do lang phi tai Gia Lai, Dong Nai
 Ảnh minh họa

Tại tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này đã tham mưu xử lý đối với 65 dự án, công trình vi phạm tiến độ đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng (từ ngày 1/7/2014 đến ngày 15/11/2022), với tổng diện tích đất lên tới 2.319,4 hécta.

Đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thu hồi đất của 10 dự án, công trình với tổng diện tích đất 23,9 hécta; đang xử lý 18 dự án, với diện tích 1.724 hécta.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phát đi văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.

Trong đó yêu cầu khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định (điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013) của pháp luật đất đai.

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án, công trình có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư đưa đất vào sử dụng.

Điểm b, khoản 1, Điều 16 và điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất Đai 2013 quy định một trong những trường hợp nhà nước quyết định thu hồi đất là do tổ chức, cá nhân sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Cụ thể, đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì bị thu hồi nếu không gia hạn.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Phú Quốc: “Né" sai phạm... “thần tốc” cưỡng chế thu hồi đất giao cho chủ đầu tư CityLand?

Mặc cho hàng loạt dấu hiệu sai phạm và phản đối của người dân, cơ quan địa phương vẫn “thần tốc” tiến hành cưỡng chế thu hồi đất để giao cho CityLand thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm.

Dân kêu cứu, cơ quan báo chí liên hệ làm việc, cơ quan chức năng “im lặng”?
Như thông tin Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, liên quan đến việc cấp phép, thu hồi đất tại Dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc có nhiều dấu hiệu sai phạm cần được làm rõ như:

Thu hồi dự án King Palace: Hé lộ “ông trùm” đứng sau Cty Hoàn Cầu

Năm 2020 và 2021, do lỗ thêm 3,5 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt giảm xuống chỉ còn 78,5 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành giấy mời lần 2 đối với Công ty CP Hoàn Cầu Đà Lạt (gọi tắt Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt) về việc thu hồi 158.632m2 đất, thuộc dự án Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp KingPalace của doanh nghiệp này.
Dự án King Palace là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Đà Lạt. Dự án gồm nhiều di tích vừa đẹp lộng lẫy, vừa ẩn chứa giá trị lịch sử. Tuy nhiên, dự án đối diện với không ít khó khăn khi kết luận Thanh tra số 929 ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm. Một trong số đó là Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt thuê nhà đất Dinh 1, các biệt thự trên khuôn viên đất 1,86ha tại thành phố Đà Lạt nhưng không qua đấu giá.
Do dự án King Palace đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm, nên UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định chấm dứt hoạt động dự án King Palace. Phương án thu hồi 158.632m2 đất cho thuê được đưa ra.
Thu hoi du an King Palace: He lo “ong trum” dung sau Cty Hoan Cau
Dự án Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp KingPalace.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt thành lập năm 2014, có trụ sở tại Dinh 1 đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Theo thông tin trên báo Xây Dựng, ngoài Á hậu Dương Trương Thiên Lý là cổ đông lớn nhất tại Hoàn Cầu Đà Lạt (nắm giữ 91% vốn điều lệ Công ty) còn có Công ty TNHH Hoàn Cầu (nắm giữ 4,5% vốn), Công ty CP Hoàn Vũ Sài Gòn (nắm giữ 4,5% vốn).
Về hoạt động kinh doanh, từ năm 2018, vốn điều lệ Công ty Hoàn Cầu Đạt Lạt tăng lên 100 tỷ đồng, tuy nhiên tại ngày 31/12/2018, vốn chủ sở hữu của Công ty này chỉ còn 80,6 tỷ đồng. Nguyên nhân do năm 2018, Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt thua lỗ 11,7 tỷ đồng.

Ngày 30/3/2019, ông Trần Việt Bảo Hoàng thay thế ông Nguyễn Văn Hoàng trở thành Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty. Ông Bảo Hoàng được biết đến là “ông trùm hoa hậu” kể từ khi nắm giữ chức vụ CEO của UNICORP.

Cổ đông còn lại của Hoàn Cầu Đà Lạt là Công ty TNHH Hoàn Cầu (Công ty Hoàn Cầu). Công ty Hoàn Cầu thành lập ngày 7/8/2008 tại Bình Dương. Ngành nghề kinh doanh chính của Hoàn Cầu là… “Sản xuất sản phẩm từ plastic”. Người đại diện pháp luật của Công ty là ông Cheng, Sung-Po.

Năm 2020 và 2021, do lỗ thêm 3,5 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu Hoàn Cầu Đà Lạt giảm xuống chỉ còn 78,5 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021.
Trong khi vốn chủ sở hữu bị “ăn mòn” bởi những khoản thua lỗ, Nợ phải trả của Công ty lại ở mức cao ngất ngưởng.
Tại thời điểm cuối năm 2021, nợ tại Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt lên đến 605 tỷ đồng, cao gấp 7,7 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong 4 năm trước đó, nợ có xu hướng tăng liên tục, lần lượt đạt 641 tỷ đồng (năm 2017), 656 tỷ đồng (năm 2018), 666 tỷ đồng (năm 2019) và 675 tỷ đồng (năm 2020).

Theo kết luận thanh tra ngày 8/7/2020 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua xác minh, Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án King Palace vì có vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư.

Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt thuê nhà, đất Dinh 1 để thực hiện dự án King Palace khi không có kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 là vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai. 

Bên cạnh đó, việc UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt thuê đất Dinh 1 và các biệt thự trên khuôn viên đất 1,86ha không thông qua đấu giá là vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 43 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP.