Năm 2024, GELEX sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư thế nào?

Tuy chỉ tiêu doanh thu hợp nhất chỉ đạt 80% kế hoạch và 93,5% thực hiện năm 2022, nhưng lợi nhuận hợp nhất trước thuế GELEX vượt 9,8% chỉ tiêu được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua.

Sáng 28/3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tại Đại hội, báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023, Lãnh đạo GELEX cho biết, bối cảnh chung vẫn có nhiều biến động và không thuận lợi, Công ty đã chủ động thích ứng, linh hoạt, sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Tuy chỉ tiêu doanh thu hợp nhất chỉ đạt 80% kế hoạch và 93,5% thực hiện năm 2022, nhưng lợi nhuận hợp nhất trước thuế vượt 9,8% chỉ tiêu được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua.
Nam 2024, GELEX se co cau lai danh muc dau tu the nao?
Toàn cảnh ĐHĐCĐ năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra sáng 28/3. 
Đánh giá nền kinh tế vĩ mô năm 2024 dự kiến sẽ phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, Công ty đã xây dựng và trình Đại hội kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023. Kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ năm 2024 thông qua với sự đồng thuận và nhất trí cao.
Về định hướng phát triển năm 2024, Tập đoàn GELEX công bố tại các văn kiện, tài liệu đại hội, báo cáo thường niên năm 2023. Tại Đại hội, Lãnh đạo GELEX đã có những chia sẻ cụ thể hơn đến cổ đông.
Cụ thể, năm 2024, GELEX sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, trong đó mảng thiết bị điện, phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư của Tập đoàn.
Công ty cũng sẽ đầu tư thích đáng cho hoạt động R&D, bao gồm: con người, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất; Sẵn sàng các phương án huy động vốn dài hạn quy mô lớn (trong và ngoài nước) và thực hiện huy động khi điều kiện thị trường phù hợp; cũng như chuẩn bị tốt các nền tảng về con người, đối tác, vốn… cho các dự án hạ tầng chiến lược quy mô lớn (nguồn điện, khu công nghiệp…).
Năm 2023, chiến lược phát triển hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu (các đối tác lớn trong và ngoài nước) đã bước đầu mang lại nhiều giá trị tích cực từ các cơ hội hợp tác với Frasers Property, Sembcorp Industries. Đây là chiến lược GELEX tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2024 nhằm giúp Tập đoàn tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng và nâng cấp phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hơn cho các lĩnh vực cốt lõi, đẩy mạnh xuất khẩu và hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nam 2024, GELEX se co cau lai danh muc dau tu the nao?-Hinh-2
GELEX và Frasers Property Vietnam hợp tác triển khai các trung tâm công nghiệp theo mô hình cao cấp. 
Bên cạnh đó, Lãnh đạo GELEX cho biết, Công ty luôn dành sự quan tâm đến phát triển bền vững thông qua việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cốt lõi và từng bước áp dụng có hiệu quả Khung quản trị tích hợp ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp).
Nhiều sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn được ra đời từ những dây chuyền sản xuất hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để đưa các sản phẩm trong hệ thống GELEX vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. GELEX cũng từng bước đầu tư chuyển đổi bất động sản khu công nghiệp từ mô hình cơ bản truyền thống thành mô hình thành phố công nghiệp tích hợp đô thị sinh thái, hướng đến phát triển xanh và bền vững. Thành phố công nghiệp được quy hoạch bài bản sẽ là sự dung hợp giữa không gian sản xuất, sinh sống và thương mại, hướng đến thu hút các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Năm 2024, bên cạnh các mục tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, GELEX sẽ tập trung vào phát triển các năng lực tổ chức, quản trị, trong đó lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, đầu tư thích đáng cho nguồn lực con người và hoạt động R&D, triển khai chuyển đổi số sâu rộng trong toàn Tập đoàn, song hành với hình thành khung quản trị rủi ro để đảm bảo một hệ thống hoạt động ổn định và bền vững. GELEX sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới phát triển bền vững, gắn sự phát triển của doanh nghiệp với phát triển của Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông tin vụ việc mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm

Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông tin vụ việc mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm

25 cuốn sách cổ, cực kỳ quan trọng của văn hiến dân tộc biến mất khỏi kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

 Sự việc thất thoát 25 cuốn sách cổ khiến cộng đồng mạng xôn xao. Ảnh chụp màn hình

Vì sao nữ đại gia Trần Thị Lâm rời ghế lãnh đạo ngân hàng Vietbank?

Bà Trần Thị Lâm rời khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc VietBank theo nguyện vọng cá nhân sau gần 10 tháng được bổ nhiệm. 

Bà Trần Thị Lâm có trách nhiệm bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu cho nhân sự do Tổng Giám đốc chỉ định; chịu trách nhiệm cá nhân (nếu có) đối với các công việc liên quan trong thời gian đảm nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Vietbank.

Trước đó, ông Lê Huy Dũng cũng nhận quyết định HĐQT VietBank không tái bổ nhiệm ví trí Phó Tổng Giám đốc. Như vậy, ban điều hành Vietbank còn lại 7 người, trong đó, bà Trần Tuấn Anh làm Tổng Giám đốc.

Trong sóng nâng hạng thị trường chứng khoán, nhịp chỉnh là cơ hội mua vào

Tại hội thảo “Chọn danh mục – Đón sóng lớn” diễn ra ngày 27/3, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS nhận định ý chí của Việt Nam trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán là rất lớn.

Trong song nang hang thi truong chung khoan, nhip chinh la co hoi mua vao

Chuyên gia VPBankS trình bày tại hội thảo. Ảnh: M.H

Việt Nam được vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi từ 2018, đến nay còn 2 rào cản lớn là tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) và ký quỹ trước giao dịch (pre-funding).