Myanmar xác nhận nhiều trường hợp thương vong trong trận động đất kinh hoàng

Chính quyền quân sự Myanmar xác nhận rằng nước này đang đối mặt với nhiều trường hợp thương vong sau trận động đất ngày 28/3.

"Nhiều dân thường đã thiệt mạng và bị thương" do trận động đất có cường độ 7,7 ở miền Trung Myanmar, truyền thông nhà nước Myanmar cho hay.

Còn theo MRTV, "nhiều người bị thương" đang nằm tại các bệnh viện ở trung tâm Sagaing và Mandalay gần tâm chấn, cũng như tại thủ đô Napyidaw.

Myanmar xac nhan nhieu truong hop thuong vong trong tran dong dat kinh hoang

Công tác cứu hộ tại một tòa nhà đổ sập ở Bangkok do động đất mạnh tại Myanmar. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết, các báo cáo ban đầu từ Myanmar cho thấy "thiệt hại đáng kể".

"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện này", Christina Powell, quan chức phụ trách các vấn đề nhân đạo của OCHA cho biết trong một email.

Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nằm ở trung tâm đất nước tại khu vực Mandalay cũng như Nay Phi Taw, Bago, Magway, Sagaing, Shan và các khu vực khác, bà Powell  cho biết. Tâm chấn của trận động đất nằm ở khu vực Mandalay.

Theo bà Powel: "Chúng tôi đang thu thập thông tin về những người bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở hạ tầng và nhu cầu nhân đạo cấp bách để hướng dẫn ứng phó và sẽ chia sẻ thêm khi có thông tin".

Trong khi đó, Nhà địa vật lý William Yeck từ Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia Mỹ cho biết, trận động đất có cường độ mạnh 7,7 làm rung chuyển khu vực trung tâm Myanmar có cường độ tương đương với trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria 2 năm trước.

“Một trận động đất mạnh 7,7 độ có quy mô tương đương với trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng ta đã chứng kiến vào năm 2023. Nó có sức tàn phá khá mạnh mẽ", chuyên gia William Yeck cho hay.

Trận động đất có cường độ 7,8 xảy ra ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ và phía Tây Syria năm 2023 đã khiến hơn 53.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, con số thương vong thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mật độ dân số, mức độ chống động đất của khu vực và thời điểm nó xảy ra.

Hai trận động đất liên tiếp ở Kon Tum và Quảng Nam

Sáng 27/1, hai trận động đất liên tiếp đã xảy ra tại Kon Tum và Quảng Nam. Người dân sống ở gần tâm chấn có thể cảm nhận được rung chấn nhưng không gây thiệt hại.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 2 giờ 16 phút 41 giây tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với cường độ 3.2.

Sau đó, vào 3 giờ 15 phút 32 giây, một trận động đất ở độ sâu 8,1km với cường độ 3.8 xảy ra tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cả hai trận động đất trên không gây ra thiệt hại.

Cảnh tan hoang sau trận động đất mạnh ở Myanmar, Thái Lan

Nhiều tòa nhà đã bị phá hủy hoặc hư hại trong trận động đất mạnh ở Myanmar, với dư chấn có thể được cảm nhận ở Trung Quốc và Thái Lan.

Canh tan hoang sau tran dong dat manh o Myanmar, Thai Lan
Theo CNA, động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ở Myanmar vào trưa ngày 28/3, với dư chấn có thể cảm nhận được ở Trung Quốc và Thái Lan. Ảnh: Tu viện Masoyein ở Mandalay, Myanmar, bị hư hại trong cơn địa chấn. Ảnh: Facebook. 

Động đất 2,6 độ tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Tối ngày (3/2), một trận động đất có độ lớn 2,6 richter độ đã xảy ra tại huyện Chương Mỹ và một số huyện lân cận thuộc khu vực ngoại thành TP Hà Nội.

Động đất 2,6 độ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, vào khoảng 19h50p ngày 3/2, một trận động đất có độ lớn 2,6 độ xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc - 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km. Động đất xảy ra trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cùng ngày, vào khoảng 12h46p, một trận động đất có độ lớn 2,6 xảy ra tại vị trí có tọa độ 14,863 độ vĩ Bắc, 108,157 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Theo Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, động đất ở Hà Nội khác với loại động đất kích thích từng xảy ra tại khu vực Tây Nguyên. Động đất kích thích xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy sâu trong lòng đất. Còn động đất ở Hà Nội được nhận định là động đất tự nhiên phát sinh trên hệ thống đứt gãy sông Hồng.