Hai trận động đất liên tiếp ở Kon Tum và Quảng Nam

Sáng 27/1, hai trận động đất liên tiếp đã xảy ra tại Kon Tum và Quảng Nam. Người dân sống ở gần tâm chấn có thể cảm nhận được rung chấn nhưng không gây thiệt hại.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 2 giờ 16 phút 41 giây tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với cường độ 3.2.

Sau đó, vào 3 giờ 15 phút 32 giây, một trận động đất ở độ sâu 8,1km với cường độ 3.8 xảy ra tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cả hai trận động đất trên không gây ra thiệt hại.

Trước đó, vào ngày 24/1, khu vực huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận một trận động đất có độ lớn 3.1. Khu vực huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum ghi nhận hai trận động đất nhỏ trong ngày 24/1.

Hai tran dong dat lien tiep o Kon Tum va Quang Nam

Tâm chấn (dấu sao) trận động đất sáng nay tại tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam đều là những điểm nóng động đất tại Việt Nam trong những năm qua.

Tại Quảng Nam, động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực huyện Nam Trà My và Bắc Trà My từ năm 2012, liên quan đến hoạt động tích nước hồ chứa của Thuỷ điện sông Tranh 2. Trong hơn 10 năm qua, hàng trăm trận động đất đã ghi nhận ở khu vực này, trong đó trận động đất mạnh nhất có cường độ 4.7.

Tỉnh Kon Tum cũng xảy ra động đất kích thích từ tháng 4/2021 đến nay, do hoạt động của các hồ chứa tích nước trong khu vực. Từ một nơi có hoạt động địa chấn yên tĩnh, chỉ trong vòng gần 4 năm, khu vực này cũng ghi nhận hàng trăm trận động đất, trong đó trận lớn nhất có cường độ 5, gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. 

Toàn cảnh thảm họa động đất ở Tây Tạng, hơn 300 người thương vong

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, đến thời điểm hiện tại, ít nhất 126 người đã thiệt mạng và hơn 188 người khác bị thương trong trận động đất ở Tây Tạng ngày 7/1.

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong
 ABC News đưa tin, theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra tại huyện Dingri, thành phố Shigatse, Tây Tạng (Trung Quốc), vào khoảng 9h05 sáng 7/1 (giờ địa phương) với tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km. Ảnh: VCG.

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-2
 Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 126 người thiệt mạng và hơn 188 người khác bị thương trong cơn địa chấn mạnh 6,8 độ Richter này. Ảnh: Xinhua.

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-3
Tuy nhiên, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ xác định cường độ trận động đất là 7,1 độ Richter, với tâm chấn nằm ở Shigatse. Ảnh: IT.

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-4
 Truyền thông nhà nước cho biết hơn 3.600 ngôi nhà đã bị sập. Ảnh: Getty.

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-5
Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng tính đến 10 giờ sáng giờ địa phương, nhiều cơn dư chấn đã được ghi nhận, trong đó cơn dư chấn mạnh nhất có cường độ 4,4 độ. Ảnh: Xinhua.
Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-6
Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp cho biết khoảng 1.500 nhân viên cứu hỏa và cứu hộ đã được triển khai để tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát. Ảnh: CBS News. 

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-7
Video do CCTV đăng tải cho thấy nhiều mảnh vỡ của các tòa nhà nằm rải rác trên đường phố và những chiếc ô tô bị đè bẹp. Ảnh: Xinhua. 

Toan canh tham hoa dong dat o Tay Tang, hon 300 nguoi thuong vong-Hinh-8
Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu huy động nỗ lực cứu hộ toàn diện để cứu sống các nạn nhân và giảm thiểu thương vong sau trận động đất. Ảnh: Xinhua. 

Chuyên gia lý giải về trận động đất ở Tây Tạng

Theo chuyên gia phân tích, trận động đất 6,8 độ Richter ở huyện Định Nhật, Tây Tạng, Trung Quốc, sáng 7/1 là một đợt giải phóng năng lượng từ khối núi Lhasa và dự kiến vẫn có thể có dư chấn xảy ra.

Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), phân tích của các chuyên gia từ Trung tâm Mạng lưới Địa chấn Trung Quốc cho biết tâm chấn của trận động đất này nằm trong khối núi Lhasa trên cao nguyên Thanh Tạng, khoảng cách đứt gãy địa tầng gần nhất của trận động đất là đứt gãy cách đó khoảng 11 km và cơ chế tâm động đất là rạn nứt kiểu kéo căng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM

Bộ Chính trị điều động, phân công và chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM.

Ngày 25/1, Thành ủy TP HCM tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định của Bộ chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, chủ trì hội nghị.
Ong Nguyen Thanh Nghi lam Pho Bi thu Thuong truc Thanh uy TP HCM

Ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2020 - 2025.