Mỹ xóa tên Cuba khỏi danh sách bảo trợ khủng bố

(Kiến Thức) - Ngày 29/5, Mỹ chính thức xóa tên Cuba khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố, một bước quan trọng hướng tới nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

My xoa ten Cuba khoi danh sach tai tro khung bo
Cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ Panama.
Chỉ có điều, việc xóa tên Cuba khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố có ý nghĩa  tượng trưng hơn thiết thực.
Trên danh nghĩa, quyết định này kết thúc lệnh cấm viện trợ kinh tế, cấm xuất khẩu vũ khí, kiểm soát các công nghệ “lưỡng dụng” vừa được sử dụng trong quân sự vừa có các ứng dụng dân sự và chấm dứt việc Mỹ phản đối các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho Cuba vay tiền.
Thế nhưng, trên thực tế, những lệnh cấm vẫn được giữ nguyên do sự chồng chéo các lệnh cấm vận của Mỹ. Cuba vẫn chịu một lệnh cấm vận kinh tế rộng lớn hơn đã được đưa ra từ đầu những năm 1960.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết: "Trên thực tế,  hầu hết các hạn chế liên quan đến xuất khẩu và viện trợ nước ngoài sẽ vẫn chịu ảnh hưởng của lệnh cấm vận thương mại và vũ khí toàn diện".
Các quan chức cho biết việc xóa tên Cuba khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố có thể khiến cho các công ty tư nhân và ngân hàng cởi mở hơn trong việc  kinh doanh với Cuba.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner và ứng cử viên tổng thống tiềm năng của phe Cộng hòa Jeb Bush đã lên tiếng chỉ trích quyết định nói trên của Nhà Trắng, coi đây là một sự đầu hàng của chính quyền Obama vì không đòi hỏi Cuba phải cải thiện nhân quyền.
Ông Jeb Bush, cựu thống đốc bang Florida, nói:  "Tổng thống Obama dường như quan tâm nhiều hơn đến việc đầu hàng hơn đối phó với kẻ thù”. Ông gọi quyết định xóa tên Cuba khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố là “một quyết định sai lầm” và thúc giục Quốc hội Mỹ gây sức ép với Cuba.
Quốc hội  đang xem xét việc chấm dứt lệnh cấm công dân Mỹ sang Cuba. Tổng thống  Obama đã nới lỏng những hạn chế đi lại sang Cuba đối với công dân Mỹ trong các chuyến đi được ủy quyền, nhưng đi du lịch sang quốc đảo này vẫn còn là bất hợp pháp.
Hai trở ngại lớn đối với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba là  các lệnh cấm vận và căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo mà Mỹ đã thuê từ năm 1903.

Ít nhất 11 nước “nâng cấp” hải quân vì Biển Đông

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phân tích cho rằng, ít nhất 11 nước trên thế giới "nâng cấp", tăng cường sức mạnh hải quân vì căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Theo China Times, ít nhất hải quân của 11 nước trên thế giới chịu tác động trực tiếp của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đua nhau "nâng cấp khả năng chiến đấu". Mỹ và Trung Quốc được cho sẽ là hai nước dẫn đầu cuộc đua này.
Theo giới chuyên gia quân sự, đến năm 2020, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc sẽ lên tới ít nhất 76 chiếc, tương đương với hạm đội tàu ngầm của Mỹ về số lượng. Nhiều tàu ngầm Trung Quốc sẽ được triển khai ở Căn cứ Hải quân Yulin, phía nam đảo Hải Nam.

Vấn đề Biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La 2015

(Kiến Thức) - Đối thoại Shangri-La 2015 sẽ thảo luận về những vấn đề cấp bách, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.

Đối thoại Shangri-La 2015 khai mạc vào ngày 29/5 và sẽ kéo dài ba ngày.
Theo Viện  Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) - cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ thảo luận về những thách thức an ninh mới mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt và cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng trong khu vực.

BTQP Mỹ đòi Trung Quốc đình chỉ xây đảo ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu Trung Quốc đình chỉ ngay các hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hoá những bãi cạn ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ashton Carter nói thêm rằng những hành động của Bắc Kinh trong vùng biển có tranh chấp này “không phù hợp” với các chuẩn mực quốc tế.
BTQP My doi Trung Quoc dinh chi xay dao o Bien Dong
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là  “không phù hợp” với các chuẩn mực quốc tế.
Phát biểu ngày hôm nay ở Hawaii trong buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Bộ trưởng Carter kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Ông Carter nói: "Chúng tôi chống lại việc quân sự hoá thêm nữa các thực thể có tranh chấp. Điều thứ nhì và điều mọi người nên nhớ kỹ là Hoa Kỳ sẽ bay, lái tàu và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm như vậy ở khắp nơi trên thế giới. Và sau chót, hành động ở Biển Đông của Trung Quốc là không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, những chuẩn mực làm nền tảng cho kiến trúc an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và sự đồng thuận trong khu vực là theo đuổi một phương pháp giải quyết không có tính chất cưỡng ép đối với vụ tranh chấp này và những vụ tranh chấp lâu đời khác”.