BTQP Mỹ đòi Trung Quốc đình chỉ xây đảo ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu Trung Quốc đình chỉ ngay các hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hoá những bãi cạn ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ashton Carter nói thêm rằng những hành động của Bắc Kinh trong vùng biển có tranh chấp này “không phù hợp” với các chuẩn mực quốc tế.
BTQP My doi Trung Quoc dinh chi xay dao o Bien Dong
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là  “không phù hợp” với các chuẩn mực quốc tế.
Phát biểu ngày hôm nay ở Hawaii trong buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Bộ trưởng Carter kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Ông Carter nói: "Chúng tôi chống lại việc quân sự hoá thêm nữa các thực thể có tranh chấp. Điều thứ nhì và điều mọi người nên nhớ kỹ là Hoa Kỳ sẽ bay, lái tàu và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm như vậy ở khắp nơi trên thế giới. Và sau chót, hành động ở Biển Đông của Trung Quốc là không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, những chuẩn mực làm nền tảng cho kiến trúc an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và sự đồng thuận trong khu vực là theo đuổi một phương pháp giải quyết không có tính chất cưỡng ép đối với vụ tranh chấp này và những vụ tranh chấp lâu đời khác”.
Theo VOA, tuần trước Trung Quốc đã chính thức phản đối việc một máy bay trinh sát của Mỹ bay trên quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự qui mô lớn. Hồi đầu tháng này, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã lấp biển để tạo ra 800 hécta đất tại 5 bãi cạn và hầu hết những đảo nhân tạo này được hoàn thành trong năm nay.
Trong bài phát biểu ngày hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng cho biết thái độ hung hãn của Trung Quốc nhất định sẽ gặp phải sự chống đối.
"Những hành động của Trung Quốc đang đưa các nước lại gần với nhau trong những cách thức mới và họ đang gia tăng những yêu cầu đòi Hoa Kỳ chủ động giao tiếp ở Châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi sẽ thỏa mãn những yêu cầu này. Chúng tôi sẽ tiếp tục là cường quốc an ninh chính yếu ở Châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập niên tới đây."
Bộ trưởng Carter đã họp tại Hawaii với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với công cuộc phòng vệ của Philippines là vô cùng mạnh mẽ. Hai nước có một hiệp ước phòng chung và Manila đang kiện Trung Quốc trước toà án trọng tài quốc tế về những yêu sách của nước này ở Biển Đông.
Ông Ralph Cossa, một chuyên gia an ninh của Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii, cho rằng những phát biểu của Bộ trưởng Carter phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN năm 2002. Ông Cossa nói thêm: "Phát biểu này đưa tất cả mọi thứ vào một tuyên bố khá thẳng thừng và chắc chắn là rất mạnh mẽ…để nêu bật sự thật là Hoa Kỳ muốn mọi người ngưng vi phạm DOC. Như quí vị đã biết, năm 2002, tất cả các bên đồng ý không làm gì để thay đổi hiện trạng nhưng sau đó mọi người đã làm những chuyện để thay đổi hiện trạng. Do đó, lập trường của Hoa Kỳ là ‘Chớ làm như vậy nữa!’ Theo tôi, điều hợp lý duy nhất để làm là quay lại với năm 2002. Đó là lúc mọi người hứa sẽ hành động một cách tử tế, đàng hoàng và chúng ta cần đòi hỏi họ thể hiện lời hứa đó”.
Ông Cossa cho biết ông cảm thấy thích thú khi nghe ông Carter nói về việc binh sĩ Iraq thiếu ý chí chiến đấu và về thái độ mỗi ngày một hung hăng hơn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Cossa cho rằng trong cả hai trường hợp, sự bộc trực của ông Carter là cần thiết.
Ông Denny Roy, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Đông-Tây, cho rằng tuyên bố của ông Carter là một cách khác để nói là Washington sẽ không chấp nhận bất kỳ mưu toan nào của Trung Quốc nhằm tạo ra một khu vực đặc quyền kinh tế hoặc hải phận quốc gia quanh những hòn đảo nhân tạo. Ông cho rằng Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ không đình chỉ những công trình lấp biển lấy đất ở Biển Đông và điều đó có thể gây phương hại cho mục tiêu của Mỹ là duy trì vị trí lãnh đạo trong khu vực. Ông Roy cũng cho rằng điều này làm tăng mối rủi ro xảy ra những vụ việc ngoài ý muốn giữa máy bay và tàu bè của Trung Quốc và Mỹ.
Ông Carter đang thực hiện chuyến công du thứ hai tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương kể từ khi lên giữ chức bộ trưởng quốc phòng hồi tháng 2/2015. Trong chuyến đi 10 ngày này, ông Carter sẽ tham dự một hội nghị an ninh khu vực ở Singapore (Đối thoại Shangri-La) cũng như thăm Ấn Độ và Việt Nam.

Báo cáo DIA: Mỹ “gián tiếp” cung cấp vũ khí cho IS

(Kiến Thức) - Thông qua việc vũ trang cho quân nổi dậy "ôn hòa”, Mỹ đã gián tiếp “viện trợ” vũ khí cho các nhóm thánh chiến cực đoan như Nhà nước Hồi giáo IS.

Báo cáo của Tình báo quân sự Mỹ (DIA) mới được công bố cho thấy Lầu Năm Góc hoàn toàn nhận thức được hậu quả nguy hiểm của việc can dự vào cuộc nội chiến Syria và gián tiếp cung cấp vũ khí cho IS.
Bao cao DIA: My “gian tiep” cung cap vu khi cho IS
Xe tăng hiện đại của Mỹ trong tay phiến quân IS.
Trong một thời gian dài, Lầu Năm Góc đã bí mật cung cấp vũ khí cho  các lực lượng đối lập “ôn hòa” của Syria trong nhiều tháng. Số vũ khí này bao gồm cả  tên lửa chống tăng. Việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa” này đã nhận được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, sau khi các nhà lập pháp bày tỏ tin tưởng rằng số vũ khí đó  không được chuyển giao cho những kẻ cực đoan. Đến tháng 2/2015, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí khí tài bổ sung cho lực lượng đối lập “ôn hòa”,  bao gồm xe bán tải, súng cối và vũ khí hạng nhẹ.

Nhượng bộ TQ ở Biển Đông không phải phong cách Mỹ

Chuyên gia Nga cho rằng nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông không phải là phong cách Mỹ và hiện không có cơ hội nào, dù nhỏ nhất, cho sự thỏa hiệp.

Về căng thẳng Trung-Mỹ trên Biển Đông, hãng thông tấn Nga TASS ngày 26/5 cho hay, hầu hết giới chuyên gia Nga tin rằng khó có thể nổ ra xung đột lớn hay chiến tranh giữa hai cường quốc này trên Biển Đông, nhưng tình hình sẽ còn căng thẳng trong thời gian dài vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một sự thỏa hiệp.
Vasily Kashin: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Vasily Kashin:  "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ tại Moscow, Vasily Kashin, nói với TASS: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra. Nhưng sự cố nghiêm trọng có thể gây ra một cuộc xung đột ngoại giao kéo dài giữa hai nước".

Tình báo Mỹ: Phiến quân IS vẫn còn rất mạnh

(Kiến Thức) - Sau gần 10 tháng bị liên quân do Mỹ cầm đầu không kích, phiến quân IS vẫn rất mạnh và có thể đánh nhau trên nhiều mặt trận ở Trung Đông.

Một quan chức tình báo Mỹ nói với VOA: "ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS) vẫn là một lực lượng hùng mạnh, biết cách lợi dụng tình thế và gieo nỗi sợ hãi vào tim kẻ địch”.
Tinh bao My: Phien quan IS van con rat manh
Tình báo Mỹ: Phiến quân IS vẫn còn rất mạnh 
Có lẽ không nơi nào mà năng lực này thể hiện rõ hơn là ở Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar của Iraq. Phiến quân IS đã chiếm thành phố này vào tuần trước, dù ở trong thế bị áp đảo về quân số, bằng cách sử dụng một loạt những thiết bị nổ chất lên xe để buộc lực lượng an ninh Iraq phải rút lui.