Mỹ và Nga thảo luận về hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới

Theo nhiều chuyên gia phân tích sau khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), mục tiêu tiếp theo của chính quyền Tổng thống Donald Trump không gì khác ngoài Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) và liệu Mỹ có từ bỏ nốt hiệp ước START.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm 22/10, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết ông đã thảo luận với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev về những phiên bản mới của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START), đồng thời khẳng định Washington vẫn còn thời gian để quyết định lập trường liên quan đến vấn đề này.
My va Nga thao luan ve hiep uoc cat giam vu khi chien luoc moi
 Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga tại triển lãm quốc phòng Kubinka ở ngoại ô Moskva ngày 22/8/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Cố vấn Bolton nói rằng Mỹ đã hiểu rõ hơn về lập trường của Nga sau cuộc gặp giữa ông với ông Patrushev. Bên cạnh đó, ông Bolton cũng cho rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran đã ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ thế giới, điều này sẽ có lợi cho cả Nga và Mỹ.
Cũng theo ông Bolton, Mỹ chưa từng thảo luận về việc tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định muốn tiếp tục đối thoại với Bình Nhưỡng.

Lịch sử những kỳ thượng đỉnh căng thẳng Mỹ - Nga

Hội nghị Nga-Mỹ tại Helsinki vào ngày mai 16/7 được dự đoán sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh nhẹ nhàng, mang nhiều xu hướng hòa giải, trái ngược với một loạt kỳ thượng đỉnh căng thẳng.

Cùng nhìn lại những hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga (Liên Xô) đáng chú ý nhất lịch sử:
Joseph Stalin - Theodore Roosevelt

Cựu lãnh đạo Liên Xô cảnh báo ông Trump khi từ bỏ hiệp ước INF

Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết (từ 1985 đến 1991) Mikhail Gorbachev cảnh báo sẽ là một sai lầm không thể chấp nhận nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước INF với Nga.

"Việc phá vỡ các hiệp ước về giải trừ vũ khí là điều không thể chấp nhận", ông Gorbachev nói trong cuộc phỏng vấn với Interfax, nhấn mạnh động thái mới đây của Tổng thống Trump là sai lầm sẽ làm suy yếu tất cả nỗ lực trong quá khứ của các nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ trong việc tiến tới giải trừ hạt nhân. 

Các quan chức hàng đầu của Nga cũng cùng chung quan điểm với "cha đẻ" của Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) khi cho rằng Washington đã quá thiếu thận trọng khi đưa ra quyết định này.