Mỹ và Israel bất đồng vì chương trình hạt nhân của Iran

(Kiến Thức) - Israel không đồng tình với quyết định của Mỹ về chương trình hạt nhân trong tương lai của Iran khiến mối quan hệ đồng minh có nguy cơ sứt mẻ.

Những lời châm chọc qua lại giữa Mỹ và Israel về bài phát biểu trước quốc hội của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần tới với lời buộc tội các cường quốc đã cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công khai chất vấn đánh giá của ông Netanyahu's về vấn đề này.
My va Israel bat dong vi chuong trinh hat nhan cua Iran
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Những lời bình luận đã khiến mối quan hệ vốn đã căng thẳng trở nên xấu đi giữa các đồng minh thân cận trước bài phát biểu tại Quốc hội của ông Netanyahu vào thứ 3 tới. 
Thủ tướng Israel hy vọng bài phát biểu của mình sẽ củng cố lập trường phản đối của mình với thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran. Chính quyền 2 nước này đã thỏa thuận rằng sẽ kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Tehran trong ít nhất 10 năm nhưng sau đó sẽ dần nới lỏng.
Ông Netanyahu đã lên tiếng chỉ trích kịch liệt Mỹ và các đồng minh khác của Israel. “Điều này cho thấy họ đang phá vỡ các cam kết và chấp nhận để Iran từ từ tăng khả năng sản xuất nhiều vũ khí hạt nhân chỉ trong vài năm”.
“Họ có thể chấp nhận điều này nhưng tôi thì không”, ông tuyên bố. “Tôi tôn trọng Nhà Trắng, tôi tôn trọng Tổng thống Mỹ nhưng trong vấn đề quyết định số phận của Israel thì tôi sẽ làm hết khả năng để ngăn chặn mối nguy này”.
Ngoại trưởng Mỹ đã gạt bỏ những lo ngại của ông Netanyahu. Theo lời ông, thỏa thuận tạm thời năm 2013 với Iran mà Thủ tướng Israel phản đối thực tế giúp Israel an toàn hơn bởi thỏa thuận giúp đóng băng các khía cạnh quan trọng trong chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Những lời bình luận của ông John Kerry và các quan chức cấp cao khác của Mỹ cho thấy chính quyền Obama không hề giấu diếm sự thất vọng về chuyến thăm của Thủ tướng Israel. Trong bài phát biểu vào thứ 3 (24/2), Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice cho biết bài phát biểu của ông Netanyahu đã làm sứt mẻ tình bằng hữu giữa 2 nước.
Trong khi đó, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ hoạt động vì mục đích hòa bình.
Nhà Trắng đang cân nhắc cách thức để phản đối bài diễn văn của thủ tướng Israel trước Quốc hội cũng như bài phát biểu khác của ông Netanyahu tại hội nghị chính sách hàng năm của Ủy ban các vấn đề chung giữa Mỹ và Israel.

Bắt đầu vòng đàm phán mới về hạt nhân của Iran

Ngày 18/1, đại diện của Iran và nhóm P5+1 đã bắt đầu vòng đàm phán mới về chương trình hạt nhân của Tehran ở cấp thứ trưởng ngoại giao.

Vòng đàm phán chỉ diễn ra trong ngày 18/1 tại Geneva, Thuỵ Sỹ và bắt đầu từ việc tổng kết các kết quả đạt được từ các cuộc gặp song phương trong hai ngày vừa qua giữa Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và những người đồng cấp trong nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).

Lệnh trừng phạt càng làm Nga “xích lại gần” Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Biên tập viên tạp chí The Diplomat Harry Kanzianis cho biết, nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt hay gây khó khăn lên Nga liên quan tới Ukraine, điều này càng khiến quan hệ Nga-Trung thêm khăng khít.

Trích dẫn lời của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Kanzianis nhận định, bất cứ trừng phạt nào do Mỹ đề xuất chống lại Nga đều sẽ mang lại hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông”. Tuy nhiên, nhà báo này còn chỉ ra 5 hậu quả tiềm tàng nếu trường hợp trên xảy ra.
Thứ nhất, Nga có thể tăng cường bán vũ khí cho Trung Quốc. “Nếu Wasington muốn giữ thế thượng phong với Nga về vụ Ukraine, đó có thể là thời điểm tuyệt vời cho Moscow mở rộng các giao dịch với Trung Quốc ở cấp độ chưa từng có trong lịch sử”, Kanzianis nói. Ở một viễn cảnh, theo Kanzianis, hai nước có thể tính tới chuyện cùng nhau phát triển vũ khí siêu thanh hay các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.

Israel - Mỹ: Quan hệ đồng minh đang sứt mẻ

Trong tuyên bố do văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra ngày 10/2, ông Netanyahu thừa nhận có "bất đồng sâu sắc" với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

"Bất đồng sâu sắc" mà Thủ tướng Israel đề cập là các nỗ lực của Mỹ và các cường quốc khác trong nhóm P5+1 trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, nhưng cũng nhấn mạnh ông đang cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của việc này đối với mối quan hệ với Washington.

Các nước P5+1, bao gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ cùng với Đức hiện đang nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện với Iran trước thời hạn ngày 24/3 tới, theo đó Tehran sẽ không phát triển bom hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng cấm vận kinh tế của phương Tây đối với nước này.