Lệnh trừng phạt càng làm Nga “xích lại gần” Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Biên tập viên tạp chí The Diplomat Harry Kanzianis cho biết, nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt hay gây khó khăn lên Nga liên quan tới Ukraine, điều này càng khiến quan hệ Nga-Trung thêm khăng khít.

Trích dẫn lời của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Kanzianis nhận định, bất cứ trừng phạt nào do Mỹ đề xuất chống lại Nga đều sẽ mang lại hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông”. Tuy nhiên, nhà báo này còn chỉ ra 5 hậu quả tiềm tàng nếu trường hợp trên xảy ra.
Thứ nhất, Nga có thể tăng cường bán vũ khí cho Trung Quốc. “Nếu Wasington muốn giữ thế thượng phong với Nga về vụ Ukraine, đó có thể là thời điểm tuyệt vời cho Moscow mở rộng các giao dịch với Trung Quốc ở cấp độ chưa từng có trong lịch sử”, Kanzianis nói. Ở một viễn cảnh, theo Kanzianis, hai nước có thể tính tới chuyện cùng nhau phát triển vũ khí siêu thanh hay các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.
Việc can thiệp quân sự vào bán đảo tự trị Crimea thuộc Ukraine ...
 Việc can thiệp quân sự vào bán đảo tự trị Crimea thuộc Ukraine ...
Thứ hai, để thúc đẩy kinh tế Nga, Tổng thống Putin cũng xem xét khả năng xuất khẩu thêm nhiều tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc.
“Tuy các giao dịch buôn bán giữa hai nước đã được công bố hồi cuối năm ngoái, song Trung Quốc vẫn còn khá hứng thú với các hoạt đồng mua bán các tài nguyên từ nước bạn như dầu thô, khí đốt”, Harry nói. Chưa kể, lúc đó, Nga còn linh hoạt hơn về giá cả dành cho người đồng minh lâu năm nếu họ quyết định dừng hoặc bán ít cho Ukraine hay Tây Âu.
Đối với hệ quả thứ ba, Kanzianis phán đoán, Nga có thể cung cấp vũ khí cho Iran hay một quốc gia khác ở Trung Á có mối thù địch với Mỹ.
“Ông Putin có thể đưa vấn đề bán hệ thống phòng thủ S-300 trở lại bàn đàm phán với phía Iran. Thậm chí, chuyện bán hệ thống S-400 tân tiến cũng đươc tính tới. Chưa kể, cuộc đàm phán hạt nhân Iran kết thúc, Nga có thể trở thành nhà cung cấp tất cả các vũ khí cho Tehran, làm tình hình thêm phức tạp hơn đối với phương Tây”, ông này nói.
...và ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý nơi đây là hai nguyên nhân dẫn tới việc phương Tây đe dọa áp lệnh trừng phạt Nga.
...và ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý nơi đây là hai nguyên nhân dẫn tới việc phương Tây đe dọa áp lệnh trừng phạt Nga.
Tiếp theo, ông Putin có thể hỗ trợ nhiều hơn cho Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Cụ thể, “ông Putin dễ dàng bắt đầu gửi thêm nhiều vũ khí tới các đồng minh ở Syria, tăng tầm ảnh hưởng tại khu vực”.
Cuối cùng, Moscow cũng có thể khiến Chính sách xoay trục Châu Á của ông Obama gặp nhiều khó khăn. “Trừ phi Mỹ tăng chi tiêu quốc phòng, tôi nhìn nhận, lực lượng Mỹ sẽ khá khó khăn để thực hiện theo đúng ý đồ của Tổng thống Obama. Do vậy, Washington không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái xem xét chiến lược xoay trục này”, Kanzianis kết luận.

Nga và Ukraine thống nhất "đình chiến" về Crimea tới 21/3

(Kiến Thức) - Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Ihor Tenyukh hôm nay cho biết, Ukraine và Nga đã đi đến thỏa thuận "đình chiến" về bán đảo tự trị Crimea cho tới ngày 21/3.

“Một thỏa thuận đã đạt được với Hạm đội Biển Đen và Bộ Quốc phòng Nga về một thỏa thuận đình chiến ở Crimea cho tới ngày 21/3”, ông Ihor Tenyukh nói với các phóng viên bên lề cuộc họp nội các.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh.
 Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh.
Ngoài ra, ông Ihor còn cho hay: “Không có biện pháp nào sẽ được thực hiện trong việc nhằm vào các đơn vị quân sự của chúng tôi ở Crimea. Các cơ sở của chúng tôi đang xúc tiến tăng quân dự bị”.

Hơn 95% cử tri Crimea ủng hộ sáp nhập Nga

(Kiến Thức) - Người đứng đầu ủy ban tổ chức cuộc trưng cầu Crimea cho biết, theo kết quả kiểm phiếu ban đầu, hơn 95% cử tri ủng hộ ly khai khỏi Ukraine để gia nhập Nga.

Theo ông Mikhail Malyshev, chỉ 3% số cử tri lựa chọn là nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine và sửa đổi Hiến pháp Crimea năm 1992. 1% số phiếu bầu còn lại không hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 – tâm chấn tranh cãi giữa Nga và phương Tây kể từ sau cuộc chiến tranh Lạnh – đã thu hút hơn 1,5 triệu người dân đi bỏ phiếu.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 – tâm chấn tranh cãi giữa Nga và phương Tây kể từ sau cuộc chiến tranh Lạnh – đã thu hút hơn 1,5 triệu người dân đi bỏ phiếu.
Các nhà lãnh đạo Ukraine và phương Tây đã lên án cuộc trưng cầu này là vi hiến. Tuy nhiên, Moscow khẳng định, người dân Crimea (một phần lớn trong số họ là những người nói tiếng Nga) nên tự mình quyết định số phận của họ.