Mỹ “úp mở” gây bất ngờ với “Thỏa thuận thế kỷ” về hòa bình Trung Đông

Dự kiến kế hoạch này sẽ được công bố vào tháng 6, sau tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.

Kiến trúc sư trưởng của Kế hoạch hòa bình Trung Đông Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jared Kushner ngày 2/5 khẳng định, Thỏa thuận thế kỷ của Mỹ sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine. Những nỗ lực của Mỹ kêu gọi sự ủng hộ quốc tế đối với “Thỏa thuận thế kỷ” diễn ra, khi Palestine và nhiều quốc gia lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Mỹ mặc dù chưa được công bố chính thức.
My “up mo” gay bat ngo voi “Thoa thuan the ky” ve hoa binh Trung Dong
 Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jared Kushner. Ảnh: Politico
Cố vấn Nhà Trắng Kushner cùng với các quan chức Mỹ khác đã xây dựng Kế hoạch hòa bình Trung Đông trong hơn 2 năm qua. Dự kiến kế hoạch này sẽ được công bố vào tháng 6, sau tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Phát biểu trên truyền hình hôm 2/5, ông Kushner cho rằng, đề xuất không phải là một nỗ lực áp đặt ý nguyện của Mỹ lên khu vực. Đây sẽ là một giải pháp để giải quyết các nguyện vọng chính trị, cũng như đưa ra một lộ trình kinh tế có thể giúp cuộc sống của người dân hai bên tốt đẹp hơn.
“Cuộc xung đột Israel-Palestine bế tắc trong thời gian dài. Có nhiều ý tưởng mới nhưng chưa có đột phá và thực tế tình hình đang ngày càng không có triển vọng. Vì vậy, nhiệm vụ 2 năm qua của chúng tôi đó là tìm ra một giải pháp giữa hai bên và tôi nghĩ chúng ta sẽ thúc đẩy một khung thỏa thuận dựa trên thực tế và có thể thực thi. Đó là giải pháp tôi nghĩ sẽ giúp Israel và Palestine đạt được những điều tốt đẹp hơn. Đây là cách tiếp cận mà Mỹ hướng tới”, cố vấn Nhà Trắng Kushner nói.
Tờ Al-Akhbar của Lebanon ngày 2/5 cũng đưa tin, Saudi Arabia đã đề xuất cung cấp cho chính quyền Palestine 10 tỉ USD để chấp nhận “Thỏa thuận thế kỷ” của Mỹ. Báo này cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã thông báo chi tiết về Thỏa thuận thế kỷ của Mỹ và đề nghị cung cấp 10 tỉ USD cho Palestine trong 10 năm, nếu Tổng thống chấp nhận kế hoạch hòa bình. Tuy nhiên, Tổng thống Palestine đã từ chối đề xuất này.
Những nỗ lực của Mỹ bảo vệ kế hoạch hòa bình của mình sau khi có nhiều chỉ trích của quốc tế đối với Thỏa thuận chưa được công bố. Chưa nêu chi tiết cụ thể, nhưng đề xuất hòa bình được cho là có 2 thành phần chính. Về phần chính trị đó là giải quyết các vấn đề bất đồng bấy lâu nay như quy chế của Jerusalem và một phần kinh tế là giúp Palestine phát triển kinh tế.
Palestine trước đó bày tỏ thận trọng về kế hoạch thúc đẩy hòa bình Trung Đông của Mỹ, trong khi giới chuyên gia phân tích và các quan chức Arab cũng tin rằng, kế hoạch hòa bình sẽ dựa chủ yếu trên quan điểm ủng hộ Israel. Mỹ gần đây liên tiếp có các bước đi làm gia tăng căng thẳng với Palestine như cắt viện trợ cho nước này hay chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem. Các quan chức Mỹ cũng không đề cập liệu có một giải pháp hai nhà nước, vốn được quốc tế ủng hộ bấy lâu hay không trong Kế hoạch hòa bình.
Rõ ràng Thỏa thuận thế kỷ mà Mỹ mất thời gian hơn 2 năm để xây dựng có nguy cơ “chết yểu” khi vấp phải sự chỉ trích của Palestin và quốc tế. Tuy vậy, bản kế hoạch hòa bình, với chi tiết cụ thể, vẫn chưa được công bố chính thức. Dư luận đang “phấp phỏng” chờ đợi, khi Cố vấn an ninh Nhà trắng hôm qua hi vọng, mọi người sẽ bị “ ngạc nhiên” khi thấy chi tiết của kế hoạch. Ông Kushner cũng kêu gọi các nhà chỉ trích hãy kiềm chế, cho đến khi họ có thể thấy bản kế hoạch hòa bình này được công bố toàn bộ.
Mặc dù vậy có một thực tế mà chính ông Kushner cũng thừa nhận đó là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không đưa ra đề nghị nào khiến Israel phải đối mặt với nguy cơ và cả hai bên đều phải có những “ thỏa hiệp khó khăn” để giải quyết xung đột. Mỹ cũng kêu gọi cả Israel và Palestine nên chờ đợi xem chi tiết bản kế hoạch, trước khi đưa ra bất cứ hành động đơn phương nào./.

Kinh ngạc con đường “quan lộ” của tân Hoàng hậu Thái Lan

(Kiến Thức) - Con đường "quan lộ" của tân Hoàng hậu Thái Lan Suthida Vajirusongkorn thăng tiến một cách nhanh chóng khi chỉ trong vòng 6 năm, từ Thiếu úy bà Suthida đã được thăng lên hàm Đại tướng trong Quân đội Thái Lan.

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan
 Ngày 1/5, Quốc vương Maha Vajiralongkorn, 66 tuổi, đã kết hôn với Đại tướng Suthida Vajirusongkorn, 40 tuổi, tại cung điện Dusit ở thủ đô Bangkok và sắc phong bà Suthida làm Hoàng hậu Thái Lan. Ảnh: People.

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-2
 Lễ phong hậu diễn ra tại Hội trường Ampornsathan trong Cung điện Dusit chiều 1/5. Sau lễ sắc phong, Hoàng hậu Suthida đã quỳ xuống và dâng hoa lên vua Vajiralongkorn, trước khi ký và giấy chứng nhận kết hôn. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-3
 Bà từng học tại Đại học Assumption - một trường tư ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sau khi nhận bằng về truyền thông vào năm 2000, bà Suthida làm tiếp viên hàng không cho Thai Airways. Ảnh: Reuters. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-4
Theo NBC News, Vua Maha Vajiralongkorn gặp bà Suthida lần đầu tiên trên một chuyến bay khi bà còn là tiếp viên hàng không. Ảnh: EPA. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-5
 Bà Suthida đã thăng tiến rất nhanh trong Quân đội Thái Lan, khi từ Thiếu úy, bà đã được thăng lên hàm Đại tướng chỉ trong vòng 6 năm. Ảnh: EPA. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-6
Cụ thể, ngày 14/5/2010, bà được phong hàm Thiếu úy trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan và được thăng hàm Trung úy 6 tháng sau đó, tiếp đến là Đại úy vào tháng 4/2011. Ảnh: AP.  

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-7
 Trong năm 2011 đến 2012, bà liên tục được thăng hàm từ Thiếu tá, Trung tá đến Đại tá.  Ảnh: EPA. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-8
 Hoàng hậu Suthida lần đầu tiên được nhận tước vị của hoàng gia vào năm 2012 khi bà đang phục vụ trong đội cận vệ của Thái tử Vajiralongkorn với chức vụ Trung tá. Ảnh: EPA. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-9
 Chỉ hơn một năm sau, vào tháng 11/2013, bà Suthida được Quốc vương Bhumibol Adulyadej phong hàm Thiếu tướng nhờ "thành tích tốt trong quân đội". Ảnh: Reuters. 

Kinh ngac con duong “quan lo” cua tan Hoang hau Thai Lan-Hinh-10
Tháng 8/2016, bà Suthida nhận quân hàm Trung tướng vì hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau đó, vào tháng 12/2016, bà Suthida được thăng cấp Đại tướng trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan và trở thành Phó chỉ huy của Đội cận vệ của Nhà vua vào năm 2017. Ảnh: PN.  

Toàn cảnh Trung Đông chìm trong xung đột năm 2018

(Kiến Thức) - Những cuộc xung đột tiếp diễn tại nhiều điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông, trong năm 2018 đã cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường vô tội và khiến hàng triệu người phải sơ tán.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018
Loạt ảnh về những cuộc xung đột trên thế giới năm 2018 do hãng thông tấn Reuters mới đăng tải phần nào lột tả tình hình bất ổn tại nhiều điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông, trong năm vừa qua. Ảnh: Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel phóng một quả tên lửa đánh chặn rocket được phóng từ Gaza về phía thành phố Sderot, Israel, ngày 9/8. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-2
Các cuộc giao tranh tại nhiều quốc gia Trung Đông trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn dân thường vô tội và khiến hàng triệu người phải sơ tán. Ảnh: Các em nhỏ bị thương trong một bệnh viện tại thị trấn bị bao vây Douma, Đông Ghouta, Damascus, Syria, ngày 23/2. 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-3
 Một người đàn ông Palestine “đấu khẩu” với binh sĩ Israel trong cuộc đụng độ sau khi Israel quyết định đóng cửa một trường học Palestine gần Nablus, Bờ Tây, ngày 15/10.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-4
 Một người đàn ông bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau một vụ không kích ở vùng Saqba, Đông Damascus, Syria, ngày 9/1.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-5
 Kho vũ khí của quân nổi dậy Houthi phát nổ sau khi bị không kích ở thủ đô Sanaa, Yemen, ngày 31/1.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-6
 Một chiến binh thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở vùng Afrin, Syria, ngày 2/3. Được biết, hồi tháng 3/2018, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh FSA đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Afrin, tỉnh Aleppo, từ tay người Kurd.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-7
 Khói bụi bốc lên từ khu vực Đông Ghouta bị bao vây ở thủ đô Damascus, Syria, ngày 27/2.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-8
Người đàn ông tháo chạy trong một vụ không kích ở thị trấn Douma, Đông Ghouta, Syria, ngày 6/2. 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-9
 Các chiến binh FSA đưa một đồng đội bị thương ra khỏi khu vực xung đột ở Rajo, Syria, ngày 3/3.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-10
 Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn rocket được phóng từ Dải Gaza về phía Israel ngày 27/10.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-11
 Người đàn ông bế thi thể của một bé sơ sinh ở Hodeida, Yemen, ngày 2/4. Được biết, mẹ của em bé này đã thiệt mạng trong một cuộc không kích tại quốc gia Trung Đông này.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-12
 Bà Sana Ibrahim al-Taee, 64 tuổi, cùng các cháu của mình trong ngôi nhà ở Mosul, Iraq, ngày 30/7. Được biết, 5 người con trai của bà Sana đã bị phiến quân IS sát hại.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-13
 Người phụ nữ bế một bé trai bị suy dinh dưỡng trong bệnh viện al-Sabeen ở Sana, Yemen, ngày 6/10. Các cuộc xung đột tại Yemen những năm qua đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông này và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-14
 Người dân Palestine tập trung xung quanh một tòa nhà bị phá hủy trong đợt không kích của Israel tại Thành phố Gaza ngày 9/8.

Hãi hùng cuộc sống ở thành phố “Venice của Trung Đông” một thời

(Kiến Thức) - Với nhiều tòa nhà cổ kính và kênh đào tuyệt đẹp, thành phố Basra của Iraq từng được mệnh danh là "Venice của Phương Đông". Tuy nhiên, thành phố này hiện đang đối diện tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi
 Theo Al Jazeera, thành phố Basra của Iraq từng được mệnh danh là "Venice của Phương Đông". Tuy nhiên, thành phố phía nam Iraq này đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, khi những dòng sông trong thành phố biến thành bãi rác ngoài trời. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-2
 Theo Choukri al-Hassan, một chuyên gia nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước và không khí tại Đại học Basra, cho biết trong những tháng gần đây, khoảng 118 nghìn người đã phải nhập viện do mắc những bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm như sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy,...

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-3
 “Nguồn nước ở Basra bị ô nhiễm nặng đến mức bạn không thể rửa mặt. Cua, cá chết. Hệ sinh thái đang thay đổi, đó là một thảm họa”, chuyên gia al-Hassan cho hay. Ảnh chụp tại sông Al-Ashar ở Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-4
Được biết, cuộc khủng hoảng nước cũng ảnh hưởng tới các khu vực khác ở Iraq, trong đó có vùng đầm lầy Mesopotamian, phía bắc Basra. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-5
“Nhiều khi người dân không muốn đi khám bác sĩ. Họ sợ rằng có thể phát hiện ra bệnh ung thư”, Ali Kassem, nhà hoạt động 27 tuổi cho biết. Ảnh: Một người đàn ông ngồi trên ghế tại quảng trường Abdel Karim, khu vực từng diễn ra cuộc biểu tình chống khủng hoảng nước, tham nhũng và tình trạng thất nghiệp hồi năm 2018. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-6
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở Basra tiếp tục khiến nhiều thanh niên và các nhà hoạt động môi trường phải xuống đường biểu tình do tình trạng thiếu nước và chính phủ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-7
 Cá được bán hàng ngày tại một khu chợ ở thành phố Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-8
 Một trong những con kênh của sông Shatt al-Arab trong thành phố Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-9
 Hussein sống cùng với gia đình ở Ahwar. Được biết, nhiều người dân địa phương đã buộc phải rời khỏi khu vực này do điều kiện sống khắc nghiệt.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-10
Con trai và cháu gái của Hussein ngồi trên thuyền. Họ là những người may mắn vẫn được đến trường trong khi những người đứa trẻ khác đã phải nghỉ học.