Mỹ tính toán gì với Ukraine, khi viện trợ F-16 từ nghĩa địa máy bay?

Mỹ đang chơi một trò chơi địa chính trị khi lấy những chiếc F-16 từ "nghĩa địa máy bay" để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến, với cái giá của vũ khí mới.

“Vật tư chiến lược” từ thời Chiến tranh Lạnh

Vào cuối tháng 4/2025, một vở kịch phi lý về "sự tái sinh của kim loại phế liệu" đã được dàn dựng tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, nằm sâu trong sa mạc Arizona.

Trên đường băng sa mạc được gọi là "nghĩa địa máy bay", xác của ba máy bay chiến đấu F-16 được bọc trong màng bọc nhựa và đưa lên một máy bay vận tải An-124 của Ukraine.

48 giờ sau đó, những "chiếc quan tài sắt" không có động cơ, radar và cánh này xuất hiện tại sân bay Rzeszow của Ba Lan, một trung tâm trung chuyển hàng viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.

9-1245.jpg
Máy bay F-16 nằm trong nghĩa địa tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, Arizona. Ảnh Desiree N. Palacios

Một phát ngôn viên của lực lượng Không quân Mỹ tuyên bố nhẹ nhàng: "Những máy bay chiến đấu đã loại biên này, chỉ tận dụng được để để tháo dỡ một số phụ tùng". Nhưng việc vận chuyển phế liệu qua nửa vòng trái đất này, đã làm “rách nát ván cờ chiến lược” phức tạp đằng sau cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Trong số hơn 340 chiếc F-16 trong "nghĩa địa máy bay", mẫu Block 15 được chọn lần này có thể được gọi là máy bay chiến đấu cổ nhất. Lô F-16 được chế tạo cho nhiệm vụ phòng không này, được đưa vào sử dụng năm 1980. Hình tượng "mỏ chim" mang tính biểu tượng để phân biệt bạn hay thù trên mũi máy bay, từ lâu đã không còn được sử dụng trên chiến trường hiện đại.

Theo tạp chí War Zone, quân đội Mỹ đã tháo dỡ radar APG-66 và động cơ Pratt & Whitney F100, thậm chí cả đường ống thủy lực cũng bị cắt. Nhưng chính những chiếc máy bay bị “sắt vụn” này, sẽ được chuyển đổi thành "vật tư chiến lược", khi vào ngày 26/4/2025 có thông báo, Ukraine cần vòng bi bánh đáp, hệ thống dây điện buồng lái và máy tính điều khiển bay, để duy trì hoạt động của phi đội 85 máy bay F-16, do châu Âu tài trợ.

Hoạt động "lấy tiền từ túi người này, để trả cho người khác", chứa đầy rẫy sự hài hước đen tối. Việc chuyển giao 30 máy bay F-16 do Bỉ tài trợ cho Ukraine đã bị trì hoãn do thiếu ốc vít dự phòng, và 24 máy bay chiến đấu do Hà Lan cung cấp cần phải thay thế bơm nhiên liệu sau mỗi 2 giờ bay.

5-249.jpg
Máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine. Ảnh Ukrinform

Các linh kiện mà Mỹ đào lên từ đống kim loại phế liệu, có thể lấp đầy khoảng trống cung ứng cho các đồng minh châu Âu. Điều thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa là chi phí vận chuyển loại "sắt vụn" này, lại được quy định trong dự luật viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine. Lầu Năm Góc không chỉ dọn sạch kho hàng, mà còn kiếm được "phí lưu trữ".

Cái bẫy chiến lược của việc đóng gói kép

Trong khi các phi công Ukraine lo lắng về chất lượng máy bay mô phỏng F-16 Block 15, tại một trung tâm huấn luyện phi công chiến đấu của Romania; thì các chính trị gia ở Washington lại bận rộn đặt thêm một loạt ràng buộc khác cho Kiev.

Thỏa thuận Quỹ đầu tư, tái thiết Mỹ-Ukraine (hay còn gọi là Thỏa thuận khoáng sản), được ký kết vào ngày 30/4, bề ngoài hứa hẹn sẽ giúp Ukraine khôi phục nền kinh tế, nhưng trên thực tế lại bao gồm các điều khoản về việc chia sẻ tài nguyên. Thỏa thuận quy định rằng 50% lợi nhuận từ các mỏ tài nguyên mới phát triển sẽ thuộc về các quỹ của Mỹ và thiết bị khai thác "sẽ ưu tiên cho các sản phẩm do Mỹ sản xuất".

3.jpg
Máy bay F-16 từ nghĩa địa máy bay của Mỹ, được chuyển lên máy bay vận tải An-124 của Ukraine. Nguồn X

Các công ty Mỹ từ lâu đã để mắt tới các mỏ lithium ở Zaporizhia và đất hiếm ở Donbass, mặc dù các báo cáo địa chất cho thấy, trữ lượng này vẫn chưa đủ để khai thác thương mại.

Bộ đôi "quân sự + tài nguyên" này, có thể được coi là mô hình mới của chủ nghĩa thực dân hiện đại. Các linh kiện của F-16 là mối lo ngại của Không quân Ukraine, và thỏa thuận khoáng sản là mối đe dọa đối với chính quyền của Tổng thống Zelensky.

Một cư dân mạng Ukraine đã phàn nàn trên một nền tảng xã hội: "Các phi công của chúng tôi đang sử dụng các linh kiện được sản xuất từ 40 năm trước để chiến đấu trên không, nhưng kho bạc quốc gia phải trả tiền cho các nguồn tài nguyên khoáng sản trong 50 năm tới".

6-8131.jpg
Những phụ tùng máy bay F-16 được khai thác từ máy bay đã bị loại biên. Ảnh Sputnik

Vòng xoáy leo thang của các cuộc chiến ủy nhiệm

Tình báo quân sự Nga biết rõ nơi xuất phát của những xác máy bay F-16. Những phụ tùng thay thế từ "nghĩa địa máy bay" này, đang giúp phi đội F-16 của Ukraine duy trì tần suất 10-12 phi vụ mỗi ngày.

Máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine được trang bị tên lửa AIM-120C, đã đánh chặn thành công máy bay ném bom Su-34 của Nga trên Biển Đen. Nhưng phía Nga đã nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật, triển khai hệ thống phòng không S-350 và treo thưởng cho phi công bắn hạ máy bay F-16.

Kết quả là trò chơi công nghệ trên chiến trường tiếp tục leo thang: Phi đội tác chiến điện tử số 68 của Quân đội Mỹ đã tối ưu hóa hệ thống đối phó điện tử cho Không quân Ukraine, trong khi Quân đội Nga lắp đặt đầu dò chống bức xạ trên tên lửa của mình.

7-8940.jpg
Tổng thống Mỹ Donal Trump và Tổng thống Ukraine Zelensky gặp nhau tại Rome (Italy), để bàn về Quỹ đầu tư, tái thiết Mỹ-Ukraine. Ảnh Ukrinform

Tín hiệu nguy hiểm hơn đến từ cấp độ chiến lược. Quốc hội Mỹ đang xem xét "Đạo luật Phòng thủ Dài hạn của Ukraine", trong đó có kế hoạch đưa máy bay chiến đấu F-4 Phantom trong "nghĩa địa máy bay" vào danh sách tháo dỡ lấy phụ tùng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova cảnh báo: "Phương Tây đang biến Ukraine thành một bãi thử vũ khí khổng lồ". Cuộc xung đột này, ban đầu chỉ giới hạn ở Donbass, đang phát triển thành đấu trường cho công nghệ quân sự của Mỹ, Nga và phương Tây.

Trong khi công nhân Ukraine lắp ráp các bộ phận từ "bãi phế liệu máy bay" trên bờ sông Dnieper, thì tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở bang Arizona (Mỹ) đang hoạt động hết công suất. Hãng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 470 triệu USD, để chuyển đổi các máy bay F-16 đã loại biên thành máy bay không người lái mục tiêu QF-16; Raytheon đã ký được hợp đồng tân trang lại các bộ phận đã tháo dỡ.

Đằng sau "chu kỳ tái chế phế liệu kim loại" này, là cổ phiếu của các công ty sản xuất vũ khí Mỹ tăng 23% (tính từ đầu năm đến nay). Một báo cáo từ Viện Nghiên cứu chiến tranh của Mỹ (ISW) cho thấy, cứ 100 triệu USD vũ khí được chuyển đến Ukraine, có thể tạo ra 1.800 việc làm tại Mỹ.

Điều thú vị là xác máy bay F-16 bị tháo dỡ vẫn còn giữ được lớp sơn từ thời Chiến tranh Lạnh. Những vũ khí này, từng được thiết kế để chống lại Liên Xô, giờ đây du hành “xuyên thời gian và không gian” để tiếp tục chống lại Nga.

Lịch sử dường như đã đùa một trò đùa tàn khốc, trong khi Mỹ đang “đào bới di tích Chiến tranh Lạnh từ sa mạc”, thì Moskva đã trưng bày tên lửa siêu thanh Oreshnik mới nhất tại cuộc diễu hành ở Quảng trường Đỏ vào ngày Chiến thắng 9/5 vừa qua - hai loại vũ khí cách nhau bốn mươi năm, tiếp tục chương về trò chơi quyền lực lớn dưới cùng một bầu trời.

TWZ

Điểm bất thường khi Nga áp sát Pokrovsk nhưng không tấn công

Quân đội Nga đã đến vùng ngoại ô Pokrovsk nhưng không tấn công thành phố này làm dấy lên suy đoán đây chỉ đòn nghi binh của Moscow.

5-9559.jpg
Ngày 19/7, hãng truyền thông Ukraine (TCH), tiết lộ rằng kể từ khi bắt đầu chiến dịch tấn công mùa hè của quân đội Nga (RFAF), họ đã chiếm được hơn 500 km2 lãnh thổ Ukraine một tháng. TCH tin rằng chiến dịch tấn công mùa hè của Nga, hiện đã đạt đến đỉnh điểm, và vẫn chưa thể đoán trước được đỉnh điểm này sẽ kéo dài bao lâu?
2.jpg
TCH cũng ghi nhận rằng, mặc dù RFAF đang chiến đấu trên nhiều hướng cùng lúc, nhưng cuộc tấn công của Moskva tại Sumy đã chậm lại, và quân đội Ukraine (AFU) thậm chí còn đẩy lùi RFAF khỏi một số vị trí. Ngược lại, giao tranh ở Donetsk diễn ra cực kỳ ác liệt.

Quân Nga "thiên biến vạn hóa", vừa vây Poltavka vừa tấn công Zaporizhzhia

Quân đội Nga tiến về phía nam Malaya Tokmachka, chỉ còn cách phía tây Orekhiv 7,5 km và kiểm soát làng Shcherbinovka phía tây Toretsk; kiểm soát Poltavka.

1.jpg
Các nhóm quân Nga trên chiến trường Ukraine đang tấn công trên khắp chiến trường Ukraine, từ mặt trận Sumy ở phía bắc, đến Kherson ở phía nam. Trong khu vực do Cụm quân Dnepr phụ trách trên hướng mặt trận Zaporizhzhia, quân Nga đã tiến sâu khoảng một km về phía nam ngôi làng Malaya Tokmachka.
2-3467.jpg
Cùng lúc đó, quân đội Nga (RFAF) đã bao vây nhà ga cùng tên, như vậy, khoảng cách từ vị trí tiền phương của RFAF, đến sườn phía đông thành phố Orekhiv (Orekhovo), đã được rút ngắn - hiện chỉ còn 7,5 km. Nên nhớ Orekhiv là trung tâm chiến dịch phản công mùa hè của quân đội Ukraine năm 2023.

Ukraine rơi vào thế khó ở Kostiantynivka, Nga siết chặt vòng vây

Theo các chỉ huy quân sự Ukraine, Kostiantynivka đang là mặt trận khó khăn nhất lúc này khi quân Nga không ngừng mở rộng vùng kiểm soát.

1.jpg
Trên hướng mặt trận Kostiantynivka, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt giữa quân đội Nga (RFAF) và quân đội Ukraine (AFU). Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau nhiều lần tấn công liên tục, RFAF đã kiểm soát ngôi làng Bila Gora, nằm ở phía nam thành phố Kostiantynivka, thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine.
2.jpg
Cuộc tấn công vào Belaya Gora được thực hiện từ đầu cầu làng Dyleevka, các mũi xung kích của Lữ đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 4 (4 OMSBr), thuộc Cụm quân phía Nam RFAF, đã thể hiện rõ nét. Làng Bila Gora chính là vùng ngoại ô của thành phố Kostiantynivka.