Mỹ: Tiêm kích MiG-21 dư sức “xé xác” F-35 trong không chiến

(Kiến Thức) - Điều tưởng chừng như không tưởng nhưng F-35 lại bị chính người Mỹ đánh giá thấp kém hơn cả những chiếc chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô chế tạo.

Hãng thông tấn Sputnik của Nga dẫn lời Pierre Sprey một trong những kỹ sư hành không vũ trụ nổi tiếng người Mỹ cho hay, mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể bị đánh bại bởi chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô chế tạo từ những năm 1950.
Theo một bản báo cáo đánh giá của Pierre Sprey tiết lộ với hãng thông tấn RT cho biết, F-35 hoàn toàn vô dụng trước một cuộc đọ sức với các máy bay chiến đấu hiện đại, khi mà nó có thể bị xé ra từng mảnh bởi tiêm kích cổ lỗ MiG-21 và dự án phát triển F-35 của Quân đội Mỹ là một dự án thất bại.
My: Tiem kich MiG-21 du suc
 Dù là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới nhưng F-35 bị đánh giá thua cả những cựu binh như chiến đấu cơ MiG-21 hay Su-27.
Trong khi đó, giới truyền thông Mỹ mô tả F-35 mà Tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Quân đội Mỹ chỉ là một chiếc máy bay được làm bằng vàng khối nguyên chất với cái giá không tưởng của nó. Và nó hoàn toàn vô dụng khi đối đầu với các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Nga như Su-27 và MiG-29.
Pierre Sprey được biết tới như một nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Mỹ và rất ít người trên thế giới hiểu rõ về máy bay chiến đấu như ông. Pierre Sprey còn được biết tới như là nhà đồng thiết kế của các dòng máy chiến đấu thành công nhất của Quân đội Mỹ như F-16 Falcon và A-10 Warthog.
Trong một báo cáo về F-35 có tựa đề “ Sấm không có chớp: Chương trình phát triển F-35 đắt đỏ nhưng không hiểu quả” của nhà phân tích Bill French được công bố gần đây, thông số kỹ thuật một chiếc F-35 thua cả những chiếc MiG-29 và Su-27 vốn được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh và đang được không quân nhiều nước trên thế giới sử dụng.
My: Tiem kich MiG-21 du suc
 Truyền thông Mỹ ví von F-35 của quân đội nước này chỉ như một cục vàng biết bay.
French còn cho hay, F-35 thua xa Su-27 và MiG-29 về thiết kế tải trọng lên cánh (ngoại trừ F-35C), khả năng tăng tốc và mức trang bị lực đẩy (tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng máy bay). Ngoài ra tất cả các biến thể của F-35 đều có tốc độ tối đa thấp hơn đáng kể các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới từng được Liên Xô phát triển.
Ông này còn đánh giá rằng, trong không chiến mô phỏng, kết quả còn vẽ nên một bức tranh còn u ám hơn cho tương lai của F-35. Với các báo cáo hiện tại, F-35 chỉ được đánh giá tốt hơn một chút so với các mẫu máy bay chiến đấu đang được Không quân Mỹ sử dụng như F-16 và F-18.

Nhận diện tử huyệt của chiến đấu cơ F-35 Mỹ

Phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường tầm xa bằng vệ tinh trong khi năng lực không chiến tầm gần yếu được xem là tử huyệt của chiến đấu cơ F-35.

Ukraine cải tiến tên lửa không đối không R-27 VN có dùng

(Kiến Thức) - Ukraine đang phát triển phiên bản mới của tên lửa không đối không R-27 do Liên Xô phát triển, biến thể này có thể phóng từ mặt đất thay vì máy bay.

Theo tạp chí quân sự Jane’s, trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các hợp đồng quốc phòng với đối tác Nga, công ty Artem và Radionix của Ukraine đã cùng nhau hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa không đối không R-27 (Định danh NATO là AA-10 Alamo).
R-27 là mẫu tên lửa không đối không tầm trung do Liên Xô phát triển, cụ thể hơn là Cục thiết kế Vympel có trụ sở chính ở Moscow. Tuy nhiên dây chuyền sản xuất của R-27 cũng như nhiều mẫu tên lửa không đối không khác của Liên Xô đều được lắp ráp tại nhà máy Artem gần thủ đô Kiev của Ukraine.