Mỹ thừa nhận sử dụng mạng xã hội điều tra MH17

(Kiến Thức) - Các thông báo trên mạng xã hội đã đóng vai trò quyết định trong việc điều tra nguyên nhân rơi Boeing 777 của Malaysia ở miền Đông Ukraine.

Dù các cơ quan tình báo Mỹ có tin tức của các hệ thống có căn cứ trên vũ trụ, chính thông tin từ các mạng xã hội đã cho phép họ “nhanh chóng kết tội” dân quân can dự tới vụ máy bay chở khách Malaisia rơi, báo Wall Street Journal viết.
Người đứng đầu Cục tình báo bộ Quốc phòng Mỹ RUMO Michael Flynn tuyên bố, là các thông báo trên mạng xã hội đã đóng vai trò quyết định trong việc điều tra nguyên nhân rơi Boeing của Malaysia ở miền Đông Ukraine, báo Wall Street Journal dẫn lời ông Michael Flynn đưa tin
Mảnh vỡ máy bay MH17 ở miền đông Ukraine.
Mảnh vỡ máy bay MH17 ở miền đông Ukraine.
Trung tướng Michael Flynn tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của tờ báo này: “Những tin tức đầu tiên về việc ai bắn rơi máy bay, bắn rơi bằng vũ khí gì, máy bay bị rơi lúc nào và ở đâu,– tất cả đều là từ mạng xã hội. Việc này thực chất đã được thực hiện trong mấy phút sau khi vụ việc xảy ra”.
Tờ báo này cho biết, mấy phút sau khi máy bay Boeing chở khách gặp nạn ở miền Đông Ukraine ngày 17/7, một nhà phân tích biết tiếng Nga của cục thấy mục tin trong mạng xã hội “VKontakt” từ một người tự nhận là dân quân, trong đó người này dường như tuyên bố đã bắn rơi máy bay vận tải Ukraine.
Tờ báo nhấn mạnh, là tuy các cơ quan tình báo Mỹ có thể truy cập tin tức của các phương tiện rađa và các hệ thống có căn cứ trên vũ trụ, chính tin tức từ các mạng xã hội và thiết bị cho phép theo dõi các mục tin trên internet đã cho phép họ “nhanh chóng kết tội” dân quân can dự vào vụ việc vừa xảy ra.
Trong khi đó, như tờ báo ghi nhận, không phải tất cả các quan chức Mỹ cho rằng có thể hoàn toàn tin vào những tin tức nhận được từ mạng xã hội. Một nguồn tin dấu tên trong chính quyền Mỹ tuyên bố với tờ báo: “Độ tin cậy và tính chính xác– đó là những vấn đề của mạng xã hội. Mạng xã hội cho anh không gian tìm kiếm, nhưng không được coi chúng là tiêu chuẩn vàng”.
Trước đây các đại diện của Mỹ đã thông báo, là một phần thông tin về việc rơi máy bay ở Ukraine họ đã nhận từ các mạng xã hội và các băng ghi hình do chính quyền Ukraine đưa ra.
Máy bay chở khách Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi ngày 17/7 ở tỉnh Donetsk. Trên máy bay có 298 người, trong đó có 182 người Hà Lan, tất cả đều thiệt mạng. Kiev kết tội dân quân gây ra thảm họa, nhưng những người này tuyên bố, rằng họ không có các phương tiện khả dĩ cho phép bắn rơi máy bay ở độ cao như vậy.

Máy bay cường kích Su-25 Ukraine bị bắn rơi ở Donetsk

(Kiến Thức) - Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cho biết lực lượng dân quân tự vệ vừa bắn rơi 1 chiếc Su-25 của Ukraine. 

Chiếc máy bay Su-25 của Không quân Ukraine bị bắn rơi được tìm thấy ở thị trấn Yenakiyevo và Makiivka ở Donetsk, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin. Cũng theo hãng thông tấn này, công cuộc tìm kiếm phi công của chiếc máy bay vẫn đang được tiến hành.
Chiếc Su-25 bị bắn rơi vào ngày 2/8 nhưng lực lượng ly khai chưa thể xác nhận thông tin khi chưa tìm được chiếc máy bay bị bắn rơi.

Chuyên gia Đức: MH17 bị Su-25 bắn vào buồng lái?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Peter Haisenko, MH17 bị không kích, có thể bị Su-25 Ukraine bắn nhầm. Hình ảnh cho thấy, các lỗ đạn vào và ra trên mảnh buồng lái.

MH17 gặp nạn vì buồng lái bị bắn bằng đạn 30mm
Chuyên gia hàng không người Đức - Peter Haisenko khi quan sát bức ảnh chụp một mảnh từ buồng lái của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 đã cho rằng, chiếc máy bay bị không kích.

Ly khai Ukraine bắn rơi UAV bằng Buk: chiêu bài tuyên truyền?

(Kiến Thức) - Việc lực lượng ly khai Ukraine dùng tên lửa Buk bắn rơi UAV của Quân đội Ukraine có thể chỉ là chiêu trò tuyên truyền của Ukraine.

Vạch trần loại UAV "bị bắn rơi"
Trên mạng Internet có một video clip, theo đó dân quân ly khai Ukraine đưa hình ảnh máy bay không người lái Tu– 143 “Reis” bị lực lượng này bắn rơi. Loại máy bay không người lái này có trong trang bị của Ukraine từ thời Xô Viết.