Mỹ thừa nhận không kích nhầm làm hơn 800 dân thường thiệt mạng

Theo hãng thông tấn Sputnik, các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria đã làm hơn 800 thường dân thiệt mạng, tuy nhiên con số này có thể lớn hơn nhiều những gì mà Washington công bố.

Cụ thể, hôm 22/2, Liên quân chống khủng bố tại Iraq và Syria do Mỹ đứng đầu có tên gọi là Lực lượng tác chiến hỗn hợp chiến dịch Nhổ tận gốc (Inherent Resolve) công bố báo cáo cho biết, dựa trên những thông tin có thể tiếp cận, ít nhất 841 thường dân vô tình bị giết chết bởi các cuộc tấn công của liên quân Mỹ kể từ đầu chiến dịch được bắt đầu vào năm 2014.
Một cuộc không kích của Mỹ tại Syria. Ảnh: Premium Times.
 Một cuộc không kích của Mỹ tại Syria. Ảnh: Premium Times.
Ngoài ra còn có thêm 485 báo cáo khác về thương vong của thường dân vẫn đang được nghiên cứu.
Vào cuối tháng 1 vừa qua, liên quân này báo cáo số người chết là 830 thường dân kể từ khi bắt đầu hoạt động chiến dịch nói trên. Mỹ và các đồng minh bắt đầu thực hiện chiến dịch ở Iraq và Syria nhằm chống lại những tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từ tháng 8 năm 2014.

Lính Mỹ không kích nhầm khiến 16 cảnh sát Afghanistan thiệt mạng

Một sự cố hy hữu vừa xảy ra khi Mỹ không kích nhầm khiến 16 cảnh sát Afghanistan thiệt mạng ở tỉnh Helmand, miền nam nước này.

Những hình ảnh hiếm về vùng phi quân sự liên Triều

Một sự im lặng đáng sợ chào đón du khách khi họ bước ra khỏi Nhà Tự do, sau khi được nghe tóm lược về chiến tranh và lịch sử hai miền bán đảo Triều Tiên.

Trong bài viết trên Al Jazeera, nhà báo Faras Ghani mô tả, chỉ vài bước ra khỏi Đường Phân ranh quân sự (DML) chia cách đôi bên, căng thẳng càng cảm nhận rõ rệt. Không xa, ở mạn bắc của Khu vực An ninh chung (JSA), thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc năm 1953, khép lại cuộc chiến liên Triều. Bỗng nhiên, sự im lặng ở một trong những vùng quân sự hóa nghiêm ngặt nhất thế giới nhường chỗ cho âm nhạc tuyên truyền. Những người lính Hàn Quốc đeo kính râm theo dõi từng cử chỉ của du khách, kết hợp với vô số camera của cả miền Nam và miền Bắc khiến cho bầu không khí thêm căng thẳng.
Trong bài viết trên Al Jazeera, nhà báo Faras Ghani mô tả, chỉ vài bước ra khỏi Đường Phân ranh quân sự (DML) chia cách đôi bên, căng thẳng càng cảm nhận rõ rệt. Không xa, ở mạn bắc của Khu vực An ninh chung (JSA), thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc năm 1953, khép lại cuộc chiến liên Triều. Bỗng nhiên, sự im lặng ở một trong những vùng quân sự hóa nghiêm ngặt nhất thế giới nhường chỗ cho âm nhạc tuyên truyền. Những người lính Hàn Quốc đeo kính râm theo dõi từng cử chỉ của du khách, kết hợp với vô số camera của cả miền Nam và miền Bắc khiến cho bầu không khí thêm căng thẳng.