Mỹ thử nghiệm "sát thủ diệt hạm" AGM-84N thế hệ mới

(Kiến Thức) - Sau khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm, Hải quân Mỹ sẽ đưa vào trang bị biến thể không đối hải tên lửa chống hạm AGM-84N Harpoon mới dành cho những chiếc F/A-18E/F.

Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Hải quân Mỹ đã hoàn tất việc phóng thử nghiệm biến thể không đối hải của tên lửa chống hạm AGM-84N Harpoon Block II + từ một khu vực thử nghiệm nằm ngoài khơi bờ biển Nam California.
AGM-84N Harpoon Block II + là biến thể nâng cấp của Harpoon Block 1C được phát triển dành cho những tiêm kích trên hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ, với thời gian dự kiến đưa vào trang bị là trong tài khóa năm 2017. 
So với thế hệ trước, AGM-84N Harpoon Block II + được trang bị hệ thống dẫn đường GPS tích hợp mới với hệ thống giao diện truyền tải datalink
Hệ thống này cơ bản cho phép F/A-18E/F có thể cập nhật và điều khiển lựa chọn tấn công các mục tiêu ưu tiên, hay hủy bỏ nhiệm vụ khi cần thiết, bên cạnh đó nó cũng có khả năng hoạt động trong cả môi trường bị áp chế điện tử. 
Buổi thử nghiệm trên được Hải quân Mỹ thực hiện trên một chiếc F/A-18E Super Hornet vào hôm 18/11, theo đó tên lửa chống hạm Harpoon Block II + được tham gia vào một tình huống mô phỏng với các điều kiện tác chiến thực tế và tấn công một mục tiêu giả định trên biển.
My thu nghiem
Chiếc F/A-18E/F mang theo tên lửa chống hạm Harpoon Block II + trong buổi thử nghiệm hôm 18/11
Theo chỉ huy lực lượng Không quân Hải quân Mỹ (NAVAIR), buổi thử nghiệm đã chứng minh rằng Harpoon Block II + có thể được cập nhật lại mục tiêu từ một chiếc F/A-18E thông qua hệ thống datalink của nó, tấn công chính xác một mục tiêu giả định đang di chuyển trên biển bằng hệ thống dẫn đường của nó.
Trước khi buổi thử nghiệm này diễn ra nhóm nghiên cứu phát triển Harpoon Block II + giữa hãng Boeing và NAVAIR tiến hành hàng loạt thử nghiệm về khả năng hoạt động của Harpoon Block II + trong phòng thí nghiệm, cũng như trên các chuyến bay thử nghiệm mang thep các nguyên mẫu tên lửa chống hạm mô phỏng. Phía NAVAIR cũng cho rằng biến thể không đối hải của tên lửa chống hạm Harpoon Block II + cần được thử nghiệm nhiều hơn trước khi được đưa vào sản xuất trong năm 2016.
Về mặt cơ bản Harpoon Block II + thừa kế hầu hết các tính năng vốn được trang bị trên Harpoon Block II, nhưng nó lại được trang bị hệ thống dẫn đường và quản lý tác chiến mới SCWDL trên nền giao diện MIL-STD-1760. Tầm bắn hiệu quả của Harpoon Block 1C từ 140km đến 220km, mang theo một đầu đạn nặng 220kg và tốc độ hành trình bay khoảng 850km/h.

Điểm “sát thủ diệt hạm” của Nga khiến Mỹ khóc thét

(Kiến Thức) - Hải quân Nga hiện sở hữu hàng loạt tên lửa chống hạm siêu âm, cận âm khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ không thể giữ ưu thế sức mạnh tuyệt đối. 

Diem “sat thu diet ham” cua Nga khien My khoc thet
  Nước Mỹ luôn luôn tự hào rằng họ sở hữu hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tuyệt đối, không nước nào sánh bằng, kể cả Hải quân Nga thừa hưởng đội tàu Liên Xô mạnh mẽ. 

Iran "đính chính" tầm bắn tên lửa đạn đạo Emad

(Kiến Thức) - Sau hơn 2 tháng kể từ lần phóng thử nghiệm đầu tiên, cuối cùng Iran cũng đã công bố thông số chính thức của tên lửa đạn đạo Emad.

Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh - Tư lệnh lực lượng Không gian vũ trụ Iran trong một buổi phỏng vấn với kênh thông tấn nhà nước FARS cho hay, tên lửa đạn đạo Emad do Iran tự phát triển có tầm bắn hiệu quả chỉ đạt tầm 1.700km thay vì 2.000km như thông tin được một vài quan chức công bố vào hôm 11/10.
Emad không phải hoàn toàn là một tên lửa mới khi nó có thiết kế gần như tương tự tên lửa đạn đạo Shahab-3 hay Ghadr trước đó của Iran. Nhưng Emad lại được thiết kế có thể điều khiển được trong quá trình bay nhằm tăng khả năng chính xác. Iran cũng công bố hình ảnh buổi phóng thử nghiệm Emad vào hôm 10/10.