Mỹ sẽ trừng phạt các công ty châu Âu vì làm ăn với Iran?

Trong một buổi họp báo mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho biết các doanh nghiệp châu Âu giao dịch với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể hứng chịu các biện pháp trừng phạt của Washington.
 

Trả lời chương trình "State of the Union" của hãng tin CNN, ông Bolton khẳng định các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp châu Âu làm ăn với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là "có thể" và điều này "tùy thuộc vào cách hành xử của các chính phủ khác".
Cùng ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ muốn làm việc cùng với các nước đối tác châu Âu xây dựng một thỏa thuận mới về vấn đề Iran, đồng thời hy vọng một thỏa thuận sẽ được hình thành trong "những ngày và những tuần tới đây".
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, Washington sẽ xem xét tới khả năng trừng phạt các công ty châu Âu có mối quan hệ làm ăn với Iran. Ảnh: RFE/RL.
 Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, Washington sẽ xem xét tới khả năng trừng phạt các công ty châu Âu có mối quan hệ làm ăn với Iran. Ảnh: RFE/RL.
Trả lời phỏng vấn kênh Fox News, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định ông sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu để cùng soạn thảo và cho ra đời một thỏa thuận mới mà Mỹ cho là thực sự hiệu quả, có thể bảo vệ thế giới trước cách ứng xử của Iran. Theo ông, thỏa thuận này không chỉ tập trung vào chương trình hạt nhân của Iran, mà còn bao gồm cả chương trình phát triển tên lửa của quốc gia Trung Đông.
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), mà Tehran ký năm 2015 với nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ, cùng với Đức), Iran hạn chế chương trình hạt nhân của nước này để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Các bên phải mất hơn 12 năm đàm phán mới đạt được thỏa thuận này, do vậy, việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận ngày 8/5 và tuyên bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước và sự kháng cự mạng mẽ từ Tehran. Iran cảnh báo sẽ khôi phục chương trình hạt nhân nếu thỏa thuận JCPOA không được duy trì. Trong khi đó, các đồng minh châu Âu của Washington cũng lo ngại quyết định của Mỹ sẽ gây bất ổn nguồn cung dầu toàn cầu và gia tăng nguy cơ xung đột ở Trung Đông.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.

Sửng sốt cuộc sống hiện đại ở quốc gia Hồi giáo Iran

(Kiến Thức) - Bạn sẽ ngạc nhiên trước một cuộc sống hiện đại, mang hơi hướng phương Tây ở quốc gia Hồi giáo Iran vốn nổi tiếng với những luật lệ hà khắc.

Sung sot cuoc song hien dai o quoc gia Hoi giao Iran
 Hai bạn trẻ đạp xe đạp ở Nhà thờ Hồi giáo Shah, Quảng trường Naqsh-e-jahan, thành phố Esfahan. 

Mẹ nhẫn tâm bán 2 con gái cho kẻ khác hãm hiếp chỉ vì tiền

Gã quỷ dữ bắt bé gái 6 tuổi chà chân cho hắn ta như một nô lệ, trong khi hắn thực hiện hành vi đồi bại với em gái của cô bé.

Trong phiên tòa vào ngày 4/5 vừa qua tại quận Fulton, Georigia, Mỹ, Morgan Summerlin, 25 tuổi, đã nhận tội cưỡng hiếp và buôn bán người để biến họ thành nô lệ tình dục và lôi kéo một đứa trẻ vào mục đích không đứng đắn.