
Theo tờ Stars and Stripes của Mỹ, một số chuyên gia đã cảnh báo rằng kể từ sau sự kiện 11/9/2001, quân đội Mỹ đã điều chỉnh toàn diện chiến lược quân sự và chuyển trọng tâm sang đối phó với chiến tranh phi truyền thống.

Việc chuyển chiến lược để đối phó với các nguy cơ khủng bố, điều này tạo ra nguy cơ quân đội Mỹ có thể thua trong các cuộc xung đột quân sự với các cường quốc; và giờ đây, đối thủ hàng đầu của Mỹ phải đối phó, là các cường quốc cạnh tranh vị trí siêu cường với Mỹ, đó là Trung Quốc và Nga.

Cuộc chiến mà Mỹ tham gia sau sự kiện 11/9/2001 không phải là cuộc chiến thông thường chống lại lực lượng quy mô lớn, mà là cuộc chiến với các lực lượng khủng bố quy mô nhỏ, không có không quân, hải quân hay công nghệ gây nhiễu điện tử.

Các quan chức chính phủ Mỹ và các nhà phân tích đã cho rằng, do gần hai thập kỷ chiến đấu với quân du kích, khả năng Mỹ sử dụng công nghệ hiện đại để chống lại các cường quốc đã bị thu hẹp; trên lĩnh vực tác chiến điện tử là ví dụ cụ thể, khi Nga đã vượt mặt Mỹ.

Karl Mueller, một nhà khoa học chính trị tại quỹ nghiên cứu RAND Corporation cho rằng, quân đội Mỹ có cả một thế hệ binh lính có nhiều kinh nghiệm chiến đấu; tuy nhiên những trận chiến này có thể khác với những cuộc chiến mà quân đội Mỹ sẽ tham gia trong tương lai.

Máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ, rất hiệu quả để chống lại những kẻ khủng bố; nhưng chúng dễ dàng bị bắn hạ trong các cuộc chiến tranh truyền thống của các cường quốc. Vụ Iran bắn rơi UAV tầm cao RQ-4 vào năm 2019 là ví dụ.

Lực lượng Taliban không có tên lửa có khả năng đánh chìm tàu sân bay; nhưng điều này sẽ không xảy ra trong các cuộc chiến chống lại Nga hoặc Trung Quốc. Do đó, lời kêu gọi cải tổ Quân đội Mỹ thực sự đã bắt đầu từ rất lâu, trước khi Taliban giành được chiến thắng cuối cùng, trong cuộc chiến ở Afghanistan vào tháng trước.

Elizabeth Srekerd, một chuyên gia về các vấn đề Nam Á cho biết, sau 20 năm cuộc chiến chống khủng bố, Bộ Quốc phòng Mỹ đang tái tập trung vào việc cạnh tranh giữa các cường quốc. Điều này sẽ đòi hỏi những điều chỉnh lớn, đối với cách tiếp cận chiến tranh của Mỹ.

Ông Mueller cũng cho biết, thương vong và tổn thất trang thiết bị do xung đột với Trung Quốc hay Nga, vượt xa tổn thất của quân đội Mỹ ở Iraq hay Afghanistan. Ông cũng chỉ ra rằng, trong các cuộc tập trận mô phỏng chống lại Trung Quốc và Nga, Mỹ thường kết thúc trong thất bại.

Cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001, đã làm thay đổi quân đội Mỹ. Trong các hoạt động chống khủng bố, các chỉ huy quân đội Mỹ thường dựa vào các lực lượng nhỏ, đặc biệt tinh nhuệ, có thể phát hiện và tiêu diệt kẻ thù trong các hoạt động bí mật.

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ phần lớn dựa vào lực lượng tinh nhuệ, được bổ sung bằng các cuộc không kích và liên lạc thời gian thực. Nhưng trong cuộc đối đầu của Mỹ với Trung Quốc và Nga cùng các đối thủ có công nghệ tiên tiến khác, quân đội Mỹ có thể phải có những thay đổi.

Trong cuộc chiến tại Afghanistan, Taliban không có tên lửa có khả năng đánh chìm tàu sân bay và phá hủy sân bay, cũng như không có khả năng bắn hạ máy bay tiếp dầu trên không và máy bay trinh sát, cảnh báo sớm. Số lượng quân đội Mỹ, Afghanistan và NATO cũng đã vượt xa Taliban rất nhiều; và Mỹ cũng có lợi thế rõ ràng về hỏa lực và khả năng cơ động.

Mueller cho rằng, cuộc chiến giành quyền tối cao trên không, sẽ là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa cuộc chiến chống khủng bố và cuộc chiến giữa Mỹ với các cường quốc. Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ chưa bao giờ chiến đấu chống lại một đối thủ có khả năng thách thức ưu thế trên không của họ.

Ngay cả các máy bay không người lái mà quân đội Mỹ đã sử dụng ở Afghanistan và Iraq cũng dễ dàng bị bắn hạ, vì vậy chiến thuật của quân đội Mỹ phải được thay đổi, mới có thể đối phó được với những đối thủ mạnh hơn.

Vào năm 2018, quân đội Mỹ đã công bố một chiến lược phòng thủ quốc gia, nhằm bù đắp những lợi thế đã mất, vốn coi các đối thủ quyền lực lớn, chứ không phải khủng bố; đây thực sự là vấn đề an ninh quốc gia quan trọng nhất của Mỹ.

Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh Không gian và cập nhật điều lệnh hướng dẫn chiến đấu, tập trung vào khả năng của xe tăng, pháo binh, không quân, máy bay không người lái và mạng của đối phương.

Brian Jenkins, cố vấn cấp cao của Quỹ nghiên cứu RAND, cho rằng, một số người tin rằng, khi kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan, sẽ cho phép Mỹ chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố sang đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, nhưng điều này quan điểm có thể sai.

Mặc dù các kỹ năng được quân đội Mỹ mài giũa trong 20 năm qua vẫn có thể áp dụng được, vì các cuộc xung đột chống lại Trung Quốc và Nga có khả năng bao gồm chiến tranh không theo quy ước. Nhưng tính hữu dụng về mặt chiến thuật, của những cuộc chiến không theo quy ước này bị hạn chế.

Còn nhà nghiên cứu cấp cao Bill Loggio cho rằng, bất kỳ sự thay đổi nào trong phương pháp tác chiến của quân đội Mỹ, sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ phải đánh giá trung thực kết quả hoạt động trong 20 năm qua.

Trong khoảng thời gian vừa qua, các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ đã không phản ánh rất rõ về điểm mạnh và điểm yếu của họ. Mối quan tâm lớn nhất của Bill Loggio đối với quân đội Mỹ, là những tướng Mỹ chưa bao giờ nhận trách nhiệm, do vậy sẽ tiếp tục thua trong cuộc chiến tiếp theo. Nguồn ảnh: Flickr.
Kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, không quân Mỹ luôn chiếm thế bất bại trên mọi mặt trận, dù đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh quy mô lớn. Nguồn: USmilitarynews.