Mỹ sẽ dùng siêu trinh sát cơ SR-71 do thám Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Theo một số tờ báo, Mỹ có thể tái sử dụng siêu trinh sát cơ nhanh nhất thế giới SR-71 để thực hiện phi vụ do thám Trung Quốc.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, để phá vỡ cái gọi là “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc, gần đây Quân đội Mỹ đang có kế hoạch tái sử dụng siêu máy bay trinh sát tầm xa để theo dõi Trung Quốc.
Theo tiết lộ của báo Mỹ, loại máy bay trinh sát có thể chính là SR-71 Blackbird trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Chuyên gia trang thiết bị không quân của Trung Quốc Tống Tâm Chi khi trao đổi với đài truyền hình Bắc Kinh cho biết, tính năng của loại máy bay trinh sát này trong thời gian phục vụ đã đạt giới hạn cao. Nó so với phần lớn máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không hiện có đều bay cao và nhanh hơn, ra vào không phận nước đối phương rất dễ dàng.
Máy bay trinh sát cơ siêu thanh SR-71.
 Máy bay trinh sát cơ siêu thanh SR-71.
Theo tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản, cuối tháng 7/2013 Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược của Mỹ C. Robert Kehler cho biết, đối phó với “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc, Quân đội Mỹ cần phải bắt đầu sử dụng máy bay trinh sát kiểu mới để có thể phá vỡ mạng lưới phòng vệ của Trung Quốc. Nhưng ông C. Robert Kehler không tiết lộ chi tiết việc sử dụng máy bay trinh sát nào.
Tạp chí Chính sách Ngoại giao tiết lộ, Quân đội Mỹ có thể sẽ tái sử dụng máy bay trinh sát tàng hình tầm xa SR-71. Máy bay trinh sát SR-71 được gọi là Blackbird đã ngừng hoạt động vào những năm 1990, trong thời gian phục vụ máy bay này chưa bao giờ bị bắn rơi.
Mỹ cáo buộc cái gọi là “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc là một trong những nội dung mới của “lý thuyết về mối đe dọa quân sự” (Trung Quốc), cho rằng Trung Quốc có khả năng ngăn chặn Quân đội Mỹ tiến gần khu vực ven biển và eo biển Đài Loan.
Máy bay trinh sát siêu âm chiến lược SR-71 Blackbird được bàn giao sử dụng vào tháng 1/1966 và hoạt động đến năm 1990 thì nghỉ hưu. Với 2 động cơ tuốc bin phản lực cực khỏe, SR-71 có thể đạt vận tốc vượt âm thanh Mach 3,2, trần bay tối đa tới 24km, hành trình bay xa 4.800km.
SR-71 được trang bị hệ thống dẫn đường thiên văn, thiết bị đo khoảng cách laser, thiết bị đối kháng điện từ, radar thấu kính tổng hợp (SAR), máy ảnh với độ phân giải cao, thiết bị phát hiện hồng ngoại và điện từ.
Với tốc độ cực cao, vượt hơn mọi loại chiến đấu cơ hiện nay gồm cả các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, trần bay cực cao, chưa kể các hệ thống điện tử phòng vệ, SR-71 thực sự rất khó đánh chặn bằng tiêm kích và tên lửa phòng không.
SR-71 là thách thức rất lớn đối với lực lượng phòng không Trung Quốc nếu trong trường hợp nó được sử dụng lại.
 SR-71 là thách thức rất lớn đối với lực lượng phòng không Trung Quốc nếu trong trường hợp nó được sử dụng lại.
Nếu SR-71 thực sự được Mỹ dùng để xâm nhập không phận Trung Quốc thì đây có thể là “thử thách lớn” đối với mạng lưới phòng không Trung Quốc.
Nhưng chuyên gia Tống Tâm Chi cho rằng trên thực tế máy bay Blackbird không cần phải xâm nhập vào không phận của Trung Quốc. Ông phân tích, phương thức trinh sát chủ yếu của nó là thông qua radar thấu kính tổng hợp, quét dò theo một hướng, không cần phải qua không phận Trung Quốc chỉ cần bay dọc biên giới và ven biển là có thể thực hiện trinh sát được. Đường bay cơ bản của nó là dọc theo bờ biển phía Đông Nam.
Ông này chỉ ra thêm, khả năng trinh sát điện từ của máy bay Blackbird có thể trinh sát được radar, thông tin liên lạc của đối phương và những thông tin liên quan đến điện tử. Mà những thông tin chính xác này có thể giúp Mỹ hiểu hơn nữa về việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Xem trực thăng “khủng” Nga tập trận với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nếu Trung Quốc điều trực thăng tối tân nhất Z-9 thì người Nga đem tới cuộc tập trận “Sứ mệnh Hòa bình” những “tinh hoa” Mi-17, Mi-24 và nhất là Mi-26.

Quân đội Nga, Trung vẫn đang tiếp tục các khoa mục chung trong tập trận chống khủng bố quy mô lớn mang tên “Sứ mệnh Hòa bình 2013”.
 Quân đội Nga, Trung vẫn đang tiếp tục các khoa mục chung trong tập trận chống khủng bố quy mô lớn mang tên “Sứ mệnh Hòa bình 2013”.
Cuộc tập trận năm nay, Quân đội Trung Quốc đem tới lực lượng binh lính hùng hậu cùng nhiều vũ khí hiện đại gồm cả xe tăng, xe bọc thép, máy bay cường kích và trực thăng.
 Cuộc tập trận năm nay, Quân đội Trung Quốc đem tới lực lượng binh lính hùng hậu cùng nhiều vũ khí hiện đại gồm cả xe tăng, xe bọc thép, máy bay cường kích và trực thăng.

Google “đột nhập, do thám” căn cứ tàu sân bay Trung Quốc

Theo tờ Duowei News, vệ tinh Google đã thực hiện chụp một loạt hình ảnh về quân cảng Thanh Đảo – “nhà” của tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là cầu cảng neo đậu tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo tờ Duowei News, vệ tinh Google đã thực hiện chụp một loạt hình ảnh về quân cảng Thanh Đảo – “nhà” của tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là cầu cảng neo đậu tàu sân bay Liêu Ninh.

Hình ảnh chụp khá rõ nét, có thể quan sát thấy một chiếc tiêm kích hạm J-15 gấp cánh đậu ở gần tháp chỉ huy tàu sân bay Liêu Ninh.
Hình ảnh chụp khá rõ nét, có thể quan sát thấy một chiếc tiêm kích hạm J-15 gấp cánh đậu ở gần tháp chỉ huy tàu sân bay Liêu Ninh.

Các bức ảnh của Google còn cho thấy, ngoài tàu sân bay Liêu Ninh còn có sự xuất hiện của 20 tàu chiến Hải quân Trung gồm các loại: khinh hạm Type 054A, Type 053H1G và khu trục hạm Type 051C và Type 052. Không rõ việc những khinh hạm này có nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc không?
Các bức ảnh của Google còn cho thấy, ngoài tàu sân bay Liêu Ninh còn có sự xuất hiện của 20 tàu chiến Hải quân Trung gồm các loại: khinh hạm Type 054A, Type 053H1G và khu trục hạm Type 051C và Type 052. Không rõ việc những khinh hạm này có nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc không?

Về thời gian chụp, Douwei News cho rằng Google đã thực hiện cách đây hơn một tháng trước khi tàu Liêu Ninh còn neo đậu (vì ngày 9/6 thì tàu Liêu Ninh bắt đầu rời cảng ra biển thử nghiệm).
Về thời gian chụp, Douwei News cho rằng Google đã thực hiện cách đây hơn một tháng trước khi tàu Liêu Ninh còn neo đậu (vì ngày 9/6 thì tàu Liêu Ninh bắt đầu rời cảng ra biển thử nghiệm).

Trong ảnh dường như tàu chiến 2 thân vì có mũi nhỏ nhưng phần đuôi lại phình khá to.
Trong ảnh dường như tàu chiến 2 thân vì có mũi nhỏ nhưng phần đuôi lại phình khá to.

Trong ảnh có thể là khinh hạm Type 054A (bên phải) và khu trục Type 052 (bên trái).
Trong ảnh có thể là khinh hạm Type 054A (bên phải) và khu trục Type 052 (bên trái). 

Trong ảnh có thể là khinh hạm tên lửa Type 053H1G, dựa theo đặc điểm loại tàu này có tháp pháo 100mm ở đầu và đuôi.
 Trong ảnh có thể là khinh hạm tên lửa Type 053H1G, dựa theo đặc điểm loại tàu này có tháp pháo 100mm ở đầu và đuôi.

2 khinh hạm tên lửa Type 053H1G.
2 khinh hạm tên lửa Type 053H1G.

Đậu phía trước một chiếc Type 053H1G là 2 tàu chiến lớp khác.
Đậu phía trước một chiếc Type 053H1G là 2 tàu chiến lớp khác.

Một số tàu khác của Hải quân Trung Quốc.
Một số tàu khác của Hải quân Trung Quốc.

Khinh hạm Type 053H1G nằm ở cuối bức ảnh cùng một số tàu hậu cần.
Khinh hạm Type 053H1G nằm ở cuối bức ảnh cùng một số tàu hậu cần.

Trong ảnh có thể là một chiếc khinh hạm tên lửa Type 054A đậu phía trước, 2 chiếc đậu song song là Type 051C (được trang bị 6 cụm ống phóng thẳng đứng chứa 48 đạn tên lửa S-300F đặt ở sau tháp pháo chính và 2 ở đuôi).
Trong ảnh có thể là một chiếc khinh hạm tên lửa Type 054A đậu phía trước, 2 chiếc đậu song song là Type 051C (được trang bị 6 cụm ống phóng thẳng đứng chứa 48 đạn tên lửa S-300F đặt ở sau tháp pháo chính và 2 ở đuôi).

Toàn cảnh quân cảng Thanh Đảo với 5 cầu tàu chính.
Toàn cảnh quân cảng Thanh Đảo với 5 cầu tàu chính.

4 cầu tàu neo đậu khinh hạm, khu trục hạm, tàu hậu cần ở Thanh Đảo.
4 cầu tàu neo đậu khinh hạm, khu trục hạm, tàu hậu cần ở Thanh Đảo.

Cầu tàu neo đậu tàu sân bay Liêu Ninh.
Cầu tàu neo đậu tàu sân bay Liêu Ninh.