Mỹ-Nhật nhất trí gặp nhau trước thềm thượng đỉnh với Triều Tiên

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 28/5 cho biết ông cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí gặp nhau trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến vào ngày 12/6 tới tại Singapore.

Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Abe đưa ra thông báo trên sau cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump.
Tại cuộc điện đàm, hai bên nhất trí hợp tác để hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều có ý nghĩa. Theo Thủ tướng Abe, Tổng thống Donald Trump đã nêu một số diễn tiến gần đây liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều song không cho biết thông tin chi tiết.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Kyodo)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Kyodo) 
Trong các phát biểu riêng rẽ cuối tuần qua, cả Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều bày tỏ sẵn sàng gặp nhau như kế hoạch vào ngày 12/6 tới tại Singapore cho dù ngày 24/5, ông Trump tuyên bố hủy hội nghị này.
Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã nỗ lực giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại Triều Tiên trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, coi đây là ưu tiên hàng đầu.
Cuộc điện đàm trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Abe gặp một số thân nhân của những người bị bắt cóc và ông Abe cho biết đã nhấn mạnh trong cuộc điện đàm với Tổng thống Trump về sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề này.

Động thái bất ngờ của Triều Tiên sau khi TT Trump hủy thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Triều Tiên cho rằng quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều của Tổng thống Trump đã đi ngược lại mong muốn của thế giới, song Bình Nhưỡng khẳng định vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ bất cứ lúc nào.

Theo CNN ngày 25/5, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của ông Kim Kye Gwan - một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết Bình Nhưỡng vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ bất cứ khi nào, sau khi Tổng thống Trump quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018.
Dong thai bat ngo cua Trieu Tien sau khi TT Trump huy thuong dinh My-Trieu
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP. 

Ngoại trưởng Trung, Nhật cùng đến Washington trước thượng đỉnh Mỹ - Triều

Những người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đều sẽ đến Washington vào ngày 23/5, giữa lúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có nguy cơ đổ vỡ.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Mỹ trong lúc nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước tạm được xoa dịu, nhưng căng thẳng mới lại xuất hiện liên quan đến Triều Tiên cũng như các động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib đối mặt vòng lao lý: Vì đâu nên nỗi?

(Kiến Thức) - Nghi án biển thủ Quỹ 1MDB đang khiến cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đối mặt với nguy cơ tù tội. Tuy nhiên, ngoài cáo buộc biển thủ, ông Najib còn có thể bị điều tra về nghi án âm mưu giết người và cản trở luật pháp.

Ông Najib Razak đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Malaysia trong khoảng thời gian từ ngày 3/4/2009 đến 10/5/2018. Dưới thời ông Najib, nền kinh tế Malaysia tăng trưởng khá nhanh nhưng chính phủ của ông cũng vướng phải nhiều bê bối tài chính gây chấn động dư luận nước này, đặc biệt liên quan đến Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia 1MDB.

Được biết, Quỹ 1MDB do cựu Thủ tướng Malaysial Najib Razak thành lập vào năm 2009 để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua quan hệ đối tác toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ảnh: Getty.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ảnh: Getty. 

Tuy nhiên, Quỹ 1MDB là trung tâm của vụ bê bối rửa tiền gây thất thoát khoảng 4 tỷ USD và ông Razak bị nghi đã bỏ túi hàng trăm triệu USD thông qua quỹ này. Chỉ sau 6 năm hoạt động, 1MDB đã làm phát sinh khoản nợ lên đến hơn 11 tỉ USD, khiến tăng trưởng kinh tế Malaysia tụt dốc.