Mỹ nhân xứ Huế rút khỏi HHVN 2016 vì từng thi chui

"Nàng thơ xứ Huế" Lê Trần Ngọc Trân thừa nhận sai sót và xin rút khỏi chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016.

Trước vòng chung kết vài ngày, ứng viên sáng giá của Hoa hậu Việt Nam 2016 - Lê Trần Ngọc Trân - vướng nghi vấn từng tham gia cuộc thi Kim Mộc Hỏa Thổ (Hoa hậu Việt Nam Thế giới 2014), tại Nhật Bản và đoạt danh hiệu á hậu, tuy nhiên sau đó cô vị tước danh hiệu vì bị phát hiện giả mạo chữ ký của cơ quan chức năng.
Ngày 14/8, đại diện ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2016 nhận được đơn của thí sinh Lê Trần Ngọc Trân xin rút khỏi Hoa hậu Việt Nam 2016.
"Những ngày qua, đồng hành cùng các bạn ở vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, tôi đã phải cố gắng quá nhiều để giữ thái độ bình thường, thậm chí là vui vẻ, nhưng trong lòng tôi thấy rất day dứt, nặng nề.
Vì vậy, để ban tổ chức không mất thời gian xác minh sự việc, cũng là để nhẹ lòng, tôi quyết định gửi lá thư giãi bày này tới ban tổ chức, các anh chị nhà báo và những người quan tâm", thí sinh viết trong đơn gửi ban tổ chức.
Trong thư, Ngọc Trân thừa nhận năm 18 tuổi, cô tham dự cuộc thi Kim Mộc Hỏa Thổ (Hoa hậu Việt Nam Thế giới 2014) mà không xin phép các cơ quan chức năng. Cô cho hay vì háo hức được giao lưu, học hỏi với bạn bè người Việt từ khắp nơi trên thế giới nên đã nhận lời đi thi mà không tìm hiểu kỹ, không nắm rõ về những quy định nên đã không xin phép cơ quan quản lý nhà nước đúng thẩm quyền khi tham gia cuộc thi quốc tế.
Ứng viên tiềm năng Hoa hậu Việt Nam giải thích cô không đoạt danh hiệu á hậu, cũng như không giả mạo chữ ký như nguồn tin trên mạng lan truyền. Bản thân Ngọc Trân thấy cuộc thi không phù hợp nên xin rút lui trước đêm chung kết (tổ chức ở Campuchia).
"Cuộc thi không yêu cầu thủ tục xác nhận gì nên hoàn toàn không có việc tôi giả mạo chữ ký của bác Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn như một số người tung tin trên mạng. Sau khi rời khỏi cuộc thi và về Việt Nam, tôi đã suy xét lại bản thân và cố gắng rèn luyện mình trong học tập và làm việc. Khi thấy mình đủ độ trưởng thành, tôi quyết định dự thi Hoa hậu Việt Nam 2016", "nàng thơ xứ Huế" bày tỏ.
Cuối thư, Ngọc Trân gửi lời xin lỗi ban tổ chức và những người có liên quan và mong được khán giả tha thứ cho những sai lầm trong quá khứ.
Hoa hậu Việt Nam Thế giới 2014 diễn ra tại Nhật. Thí sinh đăng quang cuộc thi này là Ngô Trúc Linh. Cô tiếp tục dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015 một năm sau đó và lọt vào Top 5.
My nhan xu Hue rut khoi HHVN 2016 vi tung thi chui
Ngọc Trân được dự đoán sẽ vào top 3 Hoa hậu Việt Nam 2016. Ảnh: Tom Hoàng 
Sau khi nhận đơn của Ngọc Trân, ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2016 đã họp và đưa ra quyết định chấp thuận theo đúng nội dung đơn rút lui của thí sinh.
Lê Trần Ngọc Trân sinh năm 1995, cao 1,68 m, số đo ba vòng 80-62-92. Vẻ đẹp đằm thắm đậm chất Huế giúp cô được chú ý ngay từ vòng sơ khảo khu vực phía Nam Hoa hậu Việt Nam 2016.
Dù chỉ sở hữu chiều cao 1,68 m nhưng với gương mặt phúc hậu, tính cách thân thiện và thành tích học tập đáng nể, Ngọc Trân trở thành một trong những ứng viên nặng ký của top 3 Hoa hậu Việt Nam 2016.

Chùm ảnh tranh chấp lãnh thổ ở Tây Sahara

(Kiến Thức) - Cộng hòa Dân chủ Ả-rập Xarauy có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Ma-rốc ở Tây Sahara sau thời gian dài ký kết thỏa thuận ngừng bắn năm 1991.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara
Cộng hòa Dân chủ Ả-rập Xarauy tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực Tây Sahara nhưng vùng đất này vốn cũng đang bị Ma-rốc kiểm soát 80% lãnh thổ. Hiện, các tốp binh sĩ mới đang được triển khai tại một chốt kiểm soát ở Tây Sahara trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia này. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-2
Tranh chấp lãnh thổ hiện tại giữa hai bên đòi hỏi một giải pháp ngoại giao để giúp các binh lính như Sidi Ahmed Brahim không phải dấn thân vào chiến trường như thế hệ trước. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-3
 “Tôi đang chờ đợi Liên Hợp Quốc tìm ra một giải pháp”, Brahim, 25 tuổi, chia sẻ. Được biết, Brahim chưa từng phải tham chiến nhưng cha của anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến cuối cùng với Ma-rốc ở khu vực cách không xa nơi anh đang đóng quân gần làng Tifariti.
Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-4
 Nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cố gắng chia tách binh sĩ của hai bên nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang xung đột. Hiện các lực lượng Ma-rốc và Mặt trận Polisario (Xarauy) chỉ cách nhau khoảng 200 mét trên một dải đất hẹp gần biên giới Mauritanie.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-5
 Lá cờ của Cộng hòa Dân chủ Ả-rập Xarauy tung bay tại một khu trại tị nạn của người Xarauy bản địa.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-6
Các binh sĩ Mặt trận Polisario điều khiển xe tải chở đầy vũ khí chống tăng ở Tây Sahara. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-7
“Chúng tôi tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, nhiều người Xarauy cảm thấy rằng, sau nhiều năm chờ đợi, cách duy nhất giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là chiến tranh”, một quan chức an ninh của Mặt trận Polisario cho hay. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-8
 Binh sĩ Mặt trận Polisario cầu nguyện trước mộ của người sáng lập Mặt trận Polisario Mohammad Abdelaziz ở Tây Sahara.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-9
Một trực thăng giám sát của Liên Hợp Quốc bay lượn trên bầu trời Tây Sahara. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-10
 Từ Polisario được viết trên mặt đất ở Tây Sahara.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-11
Người dân Xarauy bản địa ngồi trên xe tải sơ tán đến Tifariti. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-12
Một một người dân Xarauy đi bộ bên ngoài bệnh viện duy nhất ở Tifariti. 

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-13
 Người phụ nữ Xarauy ngồi trong lán trại ở Tifariti.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-14
 Saleh Sidi Ahmed, 56 tuổi, thuộc lực lượng Polisario ở Tây Sahara đi bộ giữa đống đổ nát của một ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc chiến tranh với Ma-rốc hơn 25 năm trước.

Chum anh tranh chap lanh tho o Tay Sahara-Hinh-15
 Barra Mebarak, 22 tuổi, tại một căn cứ ở Tây Sahara. Được biết, Barra gia nhập Mặt trận Polisario vào năm 2012.

Quân đội Syria liên minh với người Kurd ngăn TNK “xâm lược”

(Kiến Thức) - Binh sĩ chính phủ Damascus và lực lượng người Kurd đã thành lập một liên minh nhằm ngăn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ "xâm lược" miền bắc Syria.

“Chúng tôi sẽ bắt đầu chiến dịch quân sự hướng về khu vực phía bắc và đông bắc tỉnh Aleppo, gần thành phố al-Bab, nhằm ngăn cản quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các phiến quân được Ankara hậu thuẫn tiếp cận thành phố chiến lược này”, FNA dẫn lời Heisam Hassoun, một vị tướng quân đội Syria đã về hưu, ngày 25/10 cho biết.
Tướng Heisam nhấn mạnh đến các chiến dịch quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở những khu vực phía bắc, tây bắc và đông bắc Syria.