Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Mỹ ngừng viện trợ, quân đội Ukraine lập tức vỡ trận

14/03/2025 09:33

Có những thay đổi lớn trên chiến trường Ukraine sau khi Mỹ dừng viện trợ chỉ trong một tuần và Nga đã chớp lấy thời cơ này.

Tiến Minh

Thị trấn Sudzha thất thủ, lính Ukraine giả dân thường để rút về Sumy

Lính Ukraine ở Kursk kiệt sức, khi Nga phong tỏa đường tiếp tế

Vũ khí đàm phán hiệu quả nhất của quân đội Nga là hỏa lực

Cuộc phản công Kursk của Nga quá thành công nhờ công của Mỹ

Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự chính cho Ukraine nhưng việc ngừng viện trợ vũ khí và hỗ trợ tình báo cho Kiev, khiến những vũ khí dẫn đường chính xác do Mỹ sản xuất trong tay Ukraine trở nên vô dụng.
Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự chính cho Ukraine nhưng việc ngừng viện trợ vũ khí và hỗ trợ tình báo cho Kiev, khiến những vũ khí dẫn đường chính xác do Mỹ sản xuất trong tay Ukraine trở nên vô dụng.
Do quân đội Ukraine (AFU), hiện hoàn toàn dựa vào vũ khí tấn công chính xác do Mỹ cung cấp, điều này từng gây ra nhiều đau đầu cho Nga. Nhưng khi Mỹ ngừng cung cấp "oxy", thì xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1, xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley, tên lửa phòng không Patriot cùng vũ khí dẫn đường chính xác của AFU, được cung cấp từ bên kia đại dương, đột nhiên trở nên “mờ nhạt”.
Do quân đội Ukraine (AFU), hiện hoàn toàn dựa vào vũ khí tấn công chính xác do Mỹ cung cấp, điều này từng gây ra nhiều đau đầu cho Nga. Nhưng khi Mỹ ngừng cung cấp "oxy", thì xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1, xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley, tên lửa phòng không Patriot cùng vũ khí dẫn đường chính xác của AFU, được cung cấp từ bên kia đại dương, đột nhiên trở nên “mờ nhạt”.
Khi Mỹ không hỗ trợ về thông tin tình báo và hậu cần, những cỗ máy bọc thép khổng lồ này giống như một đống vỏ sắt vô dụng, yếu đến mức khó có thể hoàn thành ngay cả những nhiệm vụ chiến đấu cơ bản nhất. Hỏa lực pháo binh bắt đầu giảm dần và AFU buộc phải tiết kiệm từng viên đạn pháo quý giá.
Khi Mỹ không hỗ trợ về thông tin tình báo và hậu cần, những cỗ máy bọc thép khổng lồ này giống như một đống vỏ sắt vô dụng, yếu đến mức khó có thể hoàn thành ngay cả những nhiệm vụ chiến đấu cơ bản nhất. Hỏa lực pháo binh bắt đầu giảm dần và AFU buộc phải tiết kiệm từng viên đạn pháo quý giá.
Hiện tại, bản thân kho vũ khí của Ukraine là một “mảnh ghép phức tạp”, trong đó 50% vũ khí trang bị của Mỹ, 20% của châu Âu và 30% vũ khí trang bị cũ của Liên Xô. Khi Mỹ ngừng viện trợ, hiệu quả chiến đấu chung của AFU ngay lập tức giảm một nửa, và hỏa lực tấn công chính xác của họ giảm từ 80% đến 90% như một trận tuyết lở. Sự suy giảm này không chỉ là đòn giáng vào phần cứng mà còn là đòn giáng mạnh vào tinh thần.
Hiện tại, bản thân kho vũ khí của Ukraine là một “mảnh ghép phức tạp”, trong đó 50% vũ khí trang bị của Mỹ, 20% của châu Âu và 30% vũ khí trang bị cũ của Liên Xô. Khi Mỹ ngừng viện trợ, hiệu quả chiến đấu chung của AFU ngay lập tức giảm một nửa, và hỏa lực tấn công chính xác của họ giảm từ 80% đến 90% như một trận tuyết lở. Sự suy giảm này không chỉ là đòn giáng vào phần cứng mà còn là đòn giáng mạnh vào tinh thần.
Trên mặt trận Kursk, AFU vốn đã căng mình đối phó lại các đòn tấn công không ngừng nghỉ của quân đội Nga (RFAF) cả trên không, trên bộ; giờ đây đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, do suy sụp tinh thần. Có thông tin rằng, nhiều đơn vị AFU thậm chí đã đầu hàng tập thể.
Trên mặt trận Kursk, AFU vốn đã căng mình đối phó lại các đòn tấn công không ngừng nghỉ của quân đội Nga (RFAF) cả trên không, trên bộ; giờ đây đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, do suy sụp tinh thần. Có thông tin rằng, nhiều đơn vị AFU thậm chí đã đầu hàng tập thể.
Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường lại rất tàn khốc. Không có sự hỗ trợ tình báo của Mỹ, AFU trở thành một người lính vừa "mù”, vừa “điếc", không còn nắm bắt được hành động của quân Nga. Kết quả là RFAF tranh thủ thời cơ, tăng cường tấn công, đánh bật quân Ukraine ra khỏi phần lãnh thổ còn lại bị chiếm đóng.
Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường lại rất tàn khốc. Không có sự hỗ trợ tình báo của Mỹ, AFU trở thành một người lính vừa "mù”, vừa “điếc", không còn nắm bắt được hành động của quân Nga. Kết quả là RFAF tranh thủ thời cơ, tăng cường tấn công, đánh bật quân Ukraine ra khỏi phần lãnh thổ còn lại bị chiếm đóng.
Trong khi đó, những hệ thống phòng không của Ukraine hiện đang trên bờ vực sụp đổ. Khi Mỹ ngừng cung cấp đạn tên lửa phòng không và hỗ trợ tình báo, khiến năng lực chiến đấu của lực lượng phòng không Ukraine có bước ngoặt tồi tệ hơn. Nếu không có các vũ khí phòng không do Mỹ sản xuất như Patriot, Stinger, Avenger và Hydra, AFU đành bất lực trước cuộc tấn công đường không của Nga.
Trong khi đó, những hệ thống phòng không của Ukraine hiện đang trên bờ vực sụp đổ. Khi Mỹ ngừng cung cấp đạn tên lửa phòng không và hỗ trợ tình báo, khiến năng lực chiến đấu của lực lượng phòng không Ukraine có bước ngoặt tồi tệ hơn. Nếu không có các vũ khí phòng không do Mỹ sản xuất như Patriot, Stinger, Avenger và Hydra, AFU đành bất lực trước cuộc tấn công đường không của Nga.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Ukraine vẫn dựa vào hệ thống tên lửa phòng không SAM được thừa hường từ thời Liên Xô, nhưng những hệ thống cũ này cuối cùng không còn đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh hiện đại.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Ukraine vẫn dựa vào hệ thống tên lửa phòng không SAM được thừa hường từ thời Liên Xô, nhưng những hệ thống cũ này cuối cùng không còn đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh hiện đại.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, hệ thống phòng không của Ukraine nhanh chóng cạn kiệt, sau đó Ukraine phải dựa vào Mỹ và phương Tây để duy trì hệ thống phòng không; nhưng giờ đây, trước sức ép của Washington, bắt Kiev ngồi vào bàn đàm phán, phòng không Ukraine ngay lập tức rơi xuống vực sâu.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, hệ thống phòng không của Ukraine nhanh chóng cạn kiệt, sau đó Ukraine phải dựa vào Mỹ và phương Tây để duy trì hệ thống phòng không; nhưng giờ đây, trước sức ép của Washington, bắt Kiev ngồi vào bàn đàm phán, phòng không Ukraine ngay lập tức rơi xuống vực sâu.
Khi đạn tên lửa và các thông tin tình báo của Mỹ biến mất, mạng lưới phòng không của Ukraine giống như bị gỡ bỏ xương sống, để lộ ra điểm yếu chết người của nó. Nếu không có khả năng dự đoán chính xác các hành động của RFAF từ phía Mỹ, AFU sẽ không có cách nào để chặn đứng cuộc tấn công.
Khi đạn tên lửa và các thông tin tình báo của Mỹ biến mất, mạng lưới phòng không của Ukraine giống như bị gỡ bỏ xương sống, để lộ ra điểm yếu chết người của nó. Nếu không có khả năng dự đoán chính xác các hành động của RFAF từ phía Mỹ, AFU sẽ không có cách nào để chặn đứng cuộc tấn công.
Trong chiến tranh hiện đại, nếu không có lợi thế về thông tin, AFU chỉ có thể thụ động chịu đòn, như một người chơi cờ bị mù và RFAF đã nhận thức rõ điều này. Sau khi nhận ra rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã trở thành một cái vỏ rỗng, họ nhanh chóng tăng cường tấn công và mặt trận Kursk sụp đổ liên hoàn.
Trong chiến tranh hiện đại, nếu không có lợi thế về thông tin, AFU chỉ có thể thụ động chịu đòn, như một người chơi cờ bị mù và RFAF đã nhận thức rõ điều này. Sau khi nhận ra rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã trở thành một cái vỏ rỗng, họ nhanh chóng tăng cường tấn công và mặt trận Kursk sụp đổ liên hoàn.
Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng cô lập và bất lực này khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Ukraine vô cùng lo lắng. Nếu không có sự hỗ trợ thực sự của các đồng minh quốc tế, ngay cả những người lính Ukraine dũng cảm nhất, cũng sẽ thấy khó khăn khi chiến đấu theo kiểu “đơn thương, độc mã”.
Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng cô lập và bất lực này khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Ukraine vô cùng lo lắng. Nếu không có sự hỗ trợ thực sự của các đồng minh quốc tế, ngay cả những người lính Ukraine dũng cảm nhất, cũng sẽ thấy khó khăn khi chiến đấu theo kiểu “đơn thương, độc mã”.
Trong bối cảnh thiếu thông tin tình báo, AFU cũng đã sử dụng hết kho tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp, để tấn công lãnh thổ Nga. Hãng thông tấn AP của Mỹ, trích lời một đại diện giấu tên của chính quyền Mỹ và là thành viên của Ủy ban Quốc phòng Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) cho biết, Washington viện trợ chưa đến 40 tên lửa ATACMS cho Kiev và việc sử dụng chúng đã kết thúc vào cuối tháng 1 năm nay.
Trong bối cảnh thiếu thông tin tình báo, AFU cũng đã sử dụng hết kho tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp, để tấn công lãnh thổ Nga. Hãng thông tấn AP của Mỹ, trích lời một đại diện giấu tên của chính quyền Mỹ và là thành viên của Ủy ban Quốc phòng Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) cho biết, Washington viện trợ chưa đến 40 tên lửa ATACMS cho Kiev và việc sử dụng chúng đã kết thúc vào cuối tháng 1 năm nay.
Tên lửa ATACMS, được phát triển tại Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, giúp AFU có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 300 km. Chúng được sử dụng thường xuyên, để tấn công các cơ sở quân sự ở các vùng biên giới của Nga, bao gồm các vùng Kursk, Bryansk, Belgorod và Rostov.
Tên lửa ATACMS, được phát triển tại Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, giúp AFU có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 300 km. Chúng được sử dụng thường xuyên, để tấn công các cơ sở quân sự ở các vùng biên giới của Nga, bao gồm các vùng Kursk, Bryansk, Belgorod và Rostov.
Một số cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS của AFU, đã gây ra thương vong và tàn phá cho phía Nga. Như vậy, vào ngày 19 và 21/11/2024, tên lửa của Mỹ đã tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Bryansk và Kursk. Những cuộc tấn công này đã gây ra phản ứng gay gắt từ Moscow.
Một số cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS của AFU, đã gây ra thương vong và tàn phá cho phía Nga. Như vậy, vào ngày 19 và 21/11/2024, tên lửa của Mỹ đã tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Bryansk và Kursk. Những cuộc tấn công này đã gây ra phản ứng gay gắt từ Moscow.
Để đáp trả, vào ngày 21/11/2024, Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới nhất - Oreshnik, để tấn công một cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Điện Kremlin coi việc sử dụng ATACMS là hành động leo thang đáng kể của cuộc xung đột, cáo buộc phương Tây tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh.
Để đáp trả, vào ngày 21/11/2024, Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới nhất - Oreshnik, để tấn công một cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Điện Kremlin coi việc sử dụng ATACMS là hành động leo thang đáng kể của cuộc xung đột, cáo buộc phương Tây tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh.
Tuy nhiên, việc kho dự trữ tên lửa ATACMS của Ukraine đã cạn kiệt, đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tầm xa của Kiev. Các chuyên gia lưu ý rằng, nguồn cung cấp tên lửa hạn chế này ban đầu là do Mỹ muốn tránh leo thang xung đột quá mức và đến thời Tổng thống Trump, việc viện trợ cho Ukraine các loại tên lửa này chắc chắn sẽ dừng lại. (nguồn ảnh Military Review, TASS, Sputnik, Ukrinform, Sohu).
Tuy nhiên, việc kho dự trữ tên lửa ATACMS của Ukraine đã cạn kiệt, đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tầm xa của Kiev. Các chuyên gia lưu ý rằng, nguồn cung cấp tên lửa hạn chế này ban đầu là do Mỹ muốn tránh leo thang xung đột quá mức và đến thời Tổng thống Trump, việc viện trợ cho Ukraine các loại tên lửa này chắc chắn sẽ dừng lại. (nguồn ảnh Military Review, TASS, Sputnik, Ukrinform, Sohu).

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status