Mỹ-Nga sẽ đối đầu quân sự trong cuộc chiến cuối cùng tại Syria?

(Kiến Thức) - Giới phân tích hoàn toàn có lý do để lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Nga xảy ra tại Syria sau khi Moscow cáo buộc Washington đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào quốc gia Trung Đông này.

Trong bối cảnh Quân đội Syria và Nga đang chuẩn bị cho chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm quét sạch các tay súng phiến quân tại tỉnh Idlib, Mỹ lại có những động thái dường như cho thấy họ và đồng minh sắp tấn công Syria.
Ngày 30/8, Moscow cáo buộc Washington có những động thái như đang chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công mới nhằm vào Syria. Theo Đại diện Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Igor Konashnikov, Mỹ tiếp tục huy động các tàu sân bay và tên lửa Tomahawk tới Trung Đông. RT cho hay, hai tàu khu trục Karni và Ross của Hải quân Mỹ mang theo 28 tên lửa hành trình Tomahawk đã tiến sát tới vùng biển ngoài khơi Syria.
My-Nga se doi dau quan su trong cuoc chien cuoi cung tai Syria?
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa trên Địa Trung Hải nhằm vào Syria hồi tháng 4/2017. Ảnh: AP. 
Trước đó, ngày 25/8, Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Mỹ, Anh và Pháp đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào Syria dưới cái cớ là Quân chính phủ Damascus sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Jisr al-Shughur ở tỉnh Idlib.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết thêm, các chiến binh nổi dậy ở tỉnh Idlib đang chuẩn bị dàn dựng một vụ tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường và đổ lỗi cho Chính phủ Syria. Theo đó, những chiến binh này mặc trang phục của nhóm Mũ bảo hiểm trắng sẽ tự tiến hành cuộc tấn công hóa học và sau đó giả vờ giải cứu các nạn nhân.
Trong diễn biến mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem tố nhóm Mũ bảo hiểm trắng đã bắt cóc hàng chục trẻ em và lợi dụng những đứa trẻ này để dàn dựng vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib.
“Theo thông tin chúng tôi có được, nhóm Mũ bảo hiểm trắng đã bắt cóc 44 trẻ em tại Idlib để nhằm dàn dựng kịch bản tấn công bằng vũ khí hóa học”, ông Walid nói.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng một vụ tấn công dàn dựng sử dụng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib có thể là cái cớ khơi mào một vụ tấn công do Mỹ đứng đầu nhằm vào Quân đội Syria, đồng thời ông Lavrov cảnh báo phương Tây không nên "đùa với lửa" khi có hành động khiêu khích tại Idlib.

Mời độc giả xem thêm video: Mỹ tấn công Syria vào tháng 4/2017 (Nguồn: VTC News)

Về phần mình, Lầu Năm góc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc của Nga về việc Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự quanh Syria nhưng cảnh báo Quân đội Mỹ “sẵn sàng đáp trả” nếu có chỉ đạo trực tiếp từ tổng thống.
Một số chuyên gia cho rằng chừng nào Bộ quốc phòng Mỹ còn bào chữa thì việc tấn công (vào Syria) sẽ không được thực hiện. Tuy nhiên, một khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với các vấn đề chính trị nghiêm trọng trong nước thì cuộc tấn công sẽ bắt đầu.
Trong khi đó, Omar Lamrani, nhà phân tích quân sự tại hãng tư vấn địa chính trị Stratfor, nhận định Nga khó có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của Mỹ tại Syria, dù Moscow duy trì lực lượng hải quân đông đảo sát Syria.
Theo chuyên gia Lamrani, trong các cuộc tấn công trước đây nhằm vào Syria, Mỹ đều tránh để không gây thiệt hại về người và của cho các lực lượng Nga tại quốc gia Trung Đông này.
"Mỹ làm vậy không phải vì không thể đối phó hạm đội tàu của Nga, mà vì không muốn mạo hiểm khơi mào Chiến tranh Thế giới thứ 3 với Moscow trong vấn đề Syria. Thành thực mà nói, Mỹ đang thống trị tuyệt đối trên Địa Trung Hải", ông Lamrani nói.

Tổng thống Putin xin lỗi người dân thủ đô Phần Lan

Trong buổi họp báo chiều ngày 16/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảm ơn lãnh đạo và người dân Phần Lan, đặc biệt là người dân tại thủ đô Helsinki vì sự hỗ trợ cho Thượng đỉnh Mỹ-Nga, đồng thời cũng gửi lời xin lỗi tới người dân Helsinki vì những bất tiện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời xin lỗi đến người dân tại thủ đô Helsinki, Phần Lan về những bất tiện do Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga gây ra trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bộ trưởng Pháp vừa bất ngờ từ chức là ai?

(Kiến Thức) - Quyết định từ chức Bộ trưởng Môi trường Pháp của ông Nicolas Hulot không khác gì một "cú giáng" đối với Tổng thống Emmanuel Macron bởi từ trước tới nay nhà lãnh đạo Pháp luôn thể hiện mình là người bảo vệ thỏa thuận khí hậu Paris.

Bo truong Phap vua bat ngo tu chuc la ai?
 BBC đưa tin Bộ trưởng Môi trường Pháp, ông Nicolas Hulot, đã tuyên bố từ chức hôm 28/8. "Tôi sắp đưa ra một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Tôi quyết định sẽ từ chức", ông Hulot nói và cho biết thêm ông cảm thấy "hoàn toàn cô độc" trong chính phủ. Ảnh: Euronews.

Hé lộ danh sách nguyên thủ được 2 Tổng thống Mỹ - Nga liên lạc nhiều nhất năm 2017

Trong lịch sử điện đàm trong năm 2017 của hai tổng thống Mỹ - Nga thể hiện rõ xu hướng ngoại giao và mối quan tâm hàng đầu của hai quốc gia này.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2017 tới ngày 6/7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hơn 200 điện đàm với hơn 40 lãnh đạo quốc tế. Ông đã liên lạc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Theresa May nhiều nhất, theo lịch sử cuộc gọi vừa được Reuters công bố.