Mỹ không kích phiến quân ở Idlib trong khi Nga vừa ngừng bắn

Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu vừa thực hiện không kích nhằm vào phiến quân ở tỉnh Idlib.

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa xác nhận, liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu vừa thực hiện không kích tỉnh Idlib (Syria). Mục tiêu vụ không kích này là một nhóm phiến quân liên quan đến tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
"Việc dọn dẹp cơ sở này sẽ giảm hơn nữa khả năng thực hiện tấn công và gây mất ổn dịnh khu vực trong tương lai của chúng", hãng tin Pháp dẫn lời người phát ngôn Bộ Chỉ huy miền Trung của quân đội Mỹ, Thượng tá Earl Brown.
Truyền thông địa phương cũng đưa tin về việc này. Trên mạng xã hội Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh của vụ không kích ngày 31/8.
Cuộc không kích diễn ra lúc các thủ lĩnh Mặt trận Nusra đang họp, trong đó có thủ lĩnh Abu Mohammad al-Julani. Hơn 40 phiến quân bị tiêu diệt. Chưa rõ số phận của thủ lĩnh Abu Mohammad al-Julani.
Hiện chưa có thông tin về việc liên minh chống khủng bố đã sử dụng máy bay chở tên lửa hay dùng tên lửa hành trình thực hiện vụ không kích này.
Một số báo cáo khác cho rằng, vụ không kích do Không quân Nga tiến hành. Tuy nhiên, báo cáo này vẫn chưa được xác nhận.
My khong kich phien quan o Idlib trong khi Nga vua ngung ban
 Hình ảnh Mỹ không kích tại tỉnh Idlib.
Nếu Mỹ thực sự đứng đằng sau cuộc tấn công, đây sẽ là lần thứ hai trong năm họ đã công kích một căn cứ của phiến quân Hồi giáo ở tỉnh Idlib. Quân đội Mỹ hôm 30/6 đã không kích căn cứ huấn luyện của Hurras al-Deen, tiêu diệt 8 thành viên nhóm phiến quân này, trong đó có 6 chỉ huy cấp cao.
Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ tiến hành không kích phiến quân ở Idlib còn nhằm mục đích khác đó là đưa ra lời cảnh báo tới Damascus. Dường như Mỹ muốn nói rằng, tên lửa của liên quân có thể vươn tới bất kỳ địa điểm nào ở Syria, nếu họ muốn.
Đầu tháng 8/2019, quân đội Syria (SAA) đã mở chiến dịch tấn công ở tỉnh Illib với lý do phe nổi dậy liên tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Quân đội Syria đã chiếm lại một số khu vực, trong đó có thị trấn Khan Sheikhoun – vốn nằm trong sự kiểm soát của Mặt trận Nursa từ năm 2015 và là một cứ điểm quan trọng của phe nổi dậy lẫn của các nhóm khủng bố.
Giải phóng Khan Sheikhoun đồng nghĩa với mở rộng cánh cửa vào miền nam Idlib. Tạo chỗ đứng vững chắc để SAA có thể triển khai những giai đoạn tiếp theo của chiến dịch giải phóng tây bắc Syria.
Mới đây, Trung tâm Hòa giải Nga tại Syria ra thông báo cho biết, các lực lượng quân đội chính phủ Syria sẽ đơn phương ngừng bắn tại tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria từ sáng ngày 31/8.
"Các lực lượng chính phủ Syria đã đồng ý thực hiện lệnh đơn phương ngừng bắn tại khu vực giảm căng thẳng ở tỉnh Idlib, từ 6h sáng 31/8", thông báo nêu rõ.
Trung tâm Hòa giải Syria của Nga cho biết, lệnh ngừng bắn tại khu vực giảm căng thẳng ở Idlib nhằm ổn định tình hình ở Idlib và kêu gọi các tay súng chống chính phủ từ bỏ các hành động khiêu khích vũ trang, cùng tham gia vào tiến trình hòa bình tại đây.
Quân đội Syria cảnh báo, lực lượng này sẽ trả đũa bất kỳ hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn nào của phiến quân tại miền nam Idlib.
Hiện, nhóm phiến quân Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) và đồng minh vẫn chưa chính thức lên tiếng về lệnh ngừng bắn mới. Hồi đầu tháng, HTS đã chấp thuận lệnh ngừng bắn, tuy nhiên nhóm phiến quân đã vi phạm thỏa thuận sau vài giờ.
Giới quan sát cho rằng, việc SAA đơn phương đưa ra lệnh ngừng bắn là có lý do của mình. Trước hết, Nga và Syria muốn cho Ankara thấy rằng, họ không hề muốn đuổi cùng giết tận các nhóm phiến quân ở tây bắc Syria.
Mỗi bước tiến của lực lượng chính phủ đều dành cho các tay súng thánh chiến một lối thoát. Còn việc chúng có chấp nhận rút quân và tôn trọng lệnh ngừng bắn hay không lại là chuyện khác.
Trên thực tế phiến quân thánh chiến chưa từng có ý định từ bỏ vị trí của mình, cùng với việc chúng đã mất đi hàng loạt cứ điểm quan trọng vào tay lực lượng chính phủ, do đó HTS sẽ không dễ dàng chấp nhận lệnh ngừng bắn.
Phiến quân sẽ sớm vi phạm lệnh ngừng bắn như những lần trước đó, và chỉ chờ có thế, lực lượng chính phủ sẽ dốc toàn lực tiêu diệt chúng mà không phải băn khoăn về Ankara.

Nga-Mỹ khẩu chiến dữ dội vì chiến dịch giải phóng Idlib

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh hiện tại khi cả Nga và Mỹ đều tuyên bố sẵn sàng động binh khi một trong hai bên vượt qua giới hạn, thì Quân đội Syria đã bắt đầu chiến dịch giải phóng Idlib - thành trì cuối cùng của quân nổi dậy ở miền Bắc Syria.

Cuối tháng 7/2018, sau những thắng lợi tại tỉnh Quneitra và Daraa, Quân đội Syria thông báo chuẩn bị mở chiến dịch quân sự quy mô lớn và được nhận định là vô cùng khốc liệt nhằm vào các nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib.

Đây được dự đoán sẽ là những trận chiến khó khăn nhất trong suốt cuộc chiến đối với Quân đội Syria bởi các tay súng thánh chiến tại Idlib và Latakia đều được vũ trang đầy đủ và được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, nhóm phiến quân ở Tây Nam Idlib và Bắc Latakia quy tụ nhiều chiến binh nước ngoài.

Và sau hơn một tháng chuẩn bị về nhân lực và vũ khí, Quân đội Syria, được sự hậu thuẫn của Nga, đã sẵn sàng phát động chiến dịch giải phóng Idlib. Al Masdar News dẫn nguồn tin sáng 4/9, các chiến đấu cơ của Không quân Syria xuất kích từ căn cứ ở tỉnh Latakia và Homs đã bắt đầu tiến hành không kích Idlib.
Nga-My khau chien du doi vi chien dich giai phong Idlib
Tổng thống Trump (trái) và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Ảnh: Fox News. 

Chiều cùng ngày, Không quân Nga cũng khởi động chiến dịch ném bom lớn chưa từng có kể từ đầu năm tới nay nhằm vào tỉnh Idlib. Theo đó, ít nhất 10 chiến đấu cơ Sukhoi của Không quân Nga đã tiến hành hàng chục đợt không kích ở khu vực phía Nam và phía Tây tỉnh này, nhằm vào một loạt thị trấn hiện nằm dưới sự kiểm soát của nhóm liên minh thánh chiến Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) và các chiến binh Turkistan.

Đợt không kích mới này đánh dấu lần đầu tiên Không quân Syria trở lại tấn công Idlib kể từ sau dịp nghỉ lễ Eid Al-Adha.
Trong bối cảnh ngày Chính phủ Syria chính thức phát động chiến dịch giải phóng Idlib đang cận kề, hôm 3/9 vừa qua, Tổng thống Trump đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh không nên "liều lĩnh tấn công" tỉnh Idlib, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến này có nguy cơ dẫn đến thảm họa nhân đạo khi hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng.
Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington coi bất cứ cuộc tấn công nào của Chính phủ Syria vào Idlib như một sự leo thang cuộc nội chiến tại Syria, và cảnh báo Washington sẽ đáp trả nếu Damascus tiến hành bất cứ vụ tấn công hóa học nào.

Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Syria điều lực lượng tiếp viện tới Idlib (Nguồn: Ruptly)

Đáp trả, Nga chỉ trích cảnh báo của Tổng thống Trump về việc không được tấn công Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân Syria. Điện Kremlin cho rằng sự hiện diện của phiến quân tại Idlib sẽ gây nguy hiểm cho quốc gia Trung Đông này.

Nga tố Châu Âu “tuồn” vật liệu sản xuất vũ khí hóa học tới Idlib

(Kiến Thức) - Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc nhiều quốc gia Châu Âu đã cung cấp vật liệu được sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học tới tỉnh Idlib (Syria) trong thời gian gần đây.

Theo hãng thông tấn TASS dẫn lời Cục trưởng Cục Kiểm soát và Không phổ biến Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Vladimir Yermakov, ngày 25/9 cho rằng nhiều quốc gia Châu Âu đã cung cấp vật liệu sản xuất vũ khí hóa học tới tỉnh Idlib trong thời gian gần đây.
Nga to Chau Au “tuon” vat lieu san xuat vu khi hoa hoc toi Idlib
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận thiết lập vùng đệm phi quân sự tại tỉnh Idlib. Ảnh: Reuters. 
“Nhiều dấu vết có thể được tìm thấy tại Idlib bây giờ. Hoạt động vận chuyển các thành phần của vũ khí hóa học từ các quốc gia Châu Âu đã được thực hiện ở đó. Mọi thứ sẽ sớm xuất hiện trở lại”, TASS dẫn lời ông Yermakov.