Mỹ, Hàn tập trận mô phỏng tấn công Triều Tiên

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ, Hàn chuẩn bị thực hiện cuộc tập trận mô phỏng kế hoạch tấn công Triều Tiên đáp trả “hành động khiêu khích vũ trang”.

Đông Á Nhật báo đưa tin, Hàn Quốc và Mỹ sẽ lần đầu tiên tiến hành tập trận chung mô phỏng thực hiện kế hoạch tấn công Triều Tiên mang tên UFG diễn ra từ ngày 19-30/8.
Theo đó Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận nếu Triều Tiên phát động “khiêu khích cục bộ”, quân Mỹ sẽ tự động can thiệp, lực lượng đóng tại Hàn Quốc sẽ không giới hạn, thậm chí bao gồm cả Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.
Sau khi xảy ra sự kiện pháo kích trên đảo Yeonpyeong, Quân đội Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch tác chiến để đối phó với “khiêu khích cục bộ” của Triều Tiên.
Pháo binh Hàn Quốc khai hỏa tấn công mục tiêu trong tập trận.
Pháo binh Hàn Quốc khai hỏa tấn công mục tiêu trong tập trận.
Căn cứ vào “kế hoạch đối phó khiêu khích chung” mà Mỹ và Hàn Quốc đã xác định hồi tháng 3/2013, giả định Quân đội Triều Tiên tiến hành “khiêu khích vũ trang” tại các đảo phía Tây Bắc và gần tuyên phân giới trên biển của Hàn Quốc, lực lượng chiến đấu của Hàn Quốc và Mỹ sẽ ngay lập tức phản công, phá huỷ “các vị trí khiêu khích, lực lượng chi viện và lực lượng chỉ huy”.
“Kế hoạch đối phó khiêu khích chung” của Quân đội Hàn Quốc và Mỹ giả định hơn 30 phương thức có thể trong “tấn công khiêu kích” của Triều Tiên, bao gồm: tiến hành pháo kích bất ngờ đối với các đảo phía Tây Bắc của Hàn Quốc; đưa lực lượng đặc biệt tiến hành thâm nhập từ phía sau; dùng tàu ngầm mini tấn công tàu chiến Hàn Quốc.
Nếu quân đội Triều Tiên phát động cuộc tấn công đối với các tàu quân sự của Quân đội Hàn Quốc trên biển, hoặc tiến hành pháo kích đối với các đảo phía Tây Bắc của Hàn Quốc, thì Quân đội Hàn Quốc sẽ đồng thời phản công. Ngoài ra, sẽ yêu cầu quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc sử dụng trực thăng chiến đấu AH-64Apache, pháo binh, máy bay tấn công A-10, máy bay chiến đấu F-16 tiến hành yểm trợ.
Hỗ trợ quân đội Hàn Quốc tác chiến không chỉ là quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc mà thậm chí còn bao gồm lực lượng chiến đấu trực thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.

Yamato: tàu chiến lớn nhất lịch sử quân đội Nhật Bản

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn, thiết giáp hạm lớp Yamato được xem là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật Bản.

Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.
  Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki.
Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki. 

Hàn Quốc vũ trang súng “khủng” cho lính tuyến đầu

Yonhap dẫn nguồn tin quân đội cho hay, Hàn Quốc sẽ trang bị rộng rãi súng trường tiến công K-11 cho đơn vị bộ binh tuyến đầu vào tháng 6, sau khi khắc phục xong các lỗi xảy ra trong quá trình thử nghiệm.