Mỹ đem vũ khí laser “ra uy” với Iran tại vùng Vịnh

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên, hệ thống vũ khí laser đã được Hải quân Mỹ triển khai đến vùng Vịnh trên tàu USS Ponce.

Theo tờ Daily Mail, lần đầu tiên, Quân đội Mỹ đã triển khai vũ khí laser trong chiến đấu. Loại vũ khí tưởng như chỉ có trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, giờ đã trở thành hiện thực sau 7 năm nghiên cứu chế tạo với chi phí lên đến 40 triệu USD.
My dem vu khi laser “ra uy” voi Iran tai vung Vinh
 
Hệ thống vũ khí laser 30kW đã được lắp đặt trên tàu USS Ponce từ tháng 8. Các quan chức Hải quân Mỹ cho hay: "Hệ thống có thể đốt cháy được các mục tiêu hạng nhẹ và có tốc độ cao, bao gồm máy bay, tàu thuyền, đặc biệt là các thuyền nhỏ, có tốc độ cao và số lượng lớn. Đây là những mối đe dọa tiềm năng cho USS Ponce khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong vùng vịnh Péc Xích".
"Hệ thống đã được đưa vào sử dụng sau khi vượt qua một loạt các thử nghiệm trên biển. Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho hay: Vũ khí laser mới sẽ cần được thử thách trong môi trường của vùng Vịnh", Bloomberg cho hay.
Đối với Hải quân Mỹ, đây là một vũ khí có chi phí rẻ, không quá đắt đỏ như tên lửa hay bom thông minh, mà vẫn có độ chính xác cao.
My dem vu khi laser “ra uy” voi Iran tai vung Vinh-Hinh-2
 Vũ khí laser được triển khai trên tàu USS Ponce - đang làm nhiệm vụ tuần tra tại vùng Vịnh
Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Hải quân cho biết, vũ khí laser có thể được sử dụng để đưa ra những cảnh báo với đối phương, trước khi khai hỏa sát thương mục tiêu. Hệ thống có thể hoạt động với nhiều mức công suất, với khả năng sát thương ở nhiều cự li khác nhau.
Theo báo cáo ngày 31/7 của Hải quân Mỹ, vũ khí laser chỉ tiêu tốn 1 USD cho mỗi phát bắn, đó là một mức giá rất rẻ. Những chùm tia laser được phóng ra là vô hình với mắt người - đây là điểm khác biệt so với các bộ phim khoa học viễn tưởng.
My dem vu khi laser “ra uy” voi Iran tai vung Vinh-Hinh-3
 
Hải quân Mỹ hi vọng rằng vũ khí laser sẽ là biện pháp hữu hiệu để đối phó với các máy bay và hàng trăm tàu chiến cỡ cực nhỏ của Iran - vốn thường sử dụng chiến thuật tấn công số đông để uy hiếp các tàu Mỹ.

Mỹ khiếp vía tên lửa đạn đạo diệt hạm của Iran

(Kiến Thức) - Bộ quốc phòng Mỹ trong một bản báo cáo mới đây đã đề cập tới sự nguy hiểm của tên lửa đạn đạo chống hạm mà Iran đang phát triển.

Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly dẫn lời một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, tên lửa đạn đạo chống hạm (AShBM) Khalij Fars của Iran có thể sẽ mẫu vũ khí làm thay đổi cán cân quân sự khu vực vùng Vịnh trong tương lai. Được biết, thông tin trên xuất hiện trong bản báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ gửi lên quốc hội nước này.
Bản báo cáo cho biết, Tehran đang âm thầm phát triển các hệ thống vũ khí phục vụ trong tác chiến đối xứng và bất đối xứng, và mức độ nguy hiểm của các loại vũ khí này ngày càng cao. Theo đó Iran đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng, khi cho ra mắt hàng loạt mẫu vũ khí như: thủy lôi, tàu ngầm mini, tổ hợp tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển, tổ hợp tên lửa phòng không và các mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm.

Iran thử nghiệm UAV tàng hình sao chép của Mỹ

(Kiến Thức) - Quân đội Iran đã tiến hành thử nghiệm thành công phiên bản sao chép từ mẫu máy bay tàng hình không người lái RQ-170 Sentinel của Mỹ.

Theo hãng tin ITAR-TASS của Nga, Iran đã tiến hành thử nghiệm thành công một phiên bản sao chép từ mẫu UAV tàng hình RQ-170 Sentinel của Mỹ, bị Iran bắt được vào năm 2011. Thông tin trên cũng được chính tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran xác nhận.
Tướng Amir Ali Hajizadeh còn cho biết, phiên bản máy bay không người lái trên được lấy ý tưởng từ RQ-170 Sentinel do Mỹ sản xuất và điểm đặc biệt là nó còn được trang bị cả công nghệ tàng hình. Trước đó vào năm 2011, Iran đã bắt sống nguyên vẹn hoàn toàn một chiếc RQ-170 của Mỹ với thiệt hại tối thiểu. Khi bị bắt, chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo tại khu vực biên giới giữa Iran và Afghanistan.

Mỹ chi hàng triệu USD sửa tên lửa để chống IS

(Kiến Thức) - Mỹ tái sử dụng tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với biến thể được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser để chống quân hồi giáo IS.

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin hôm, Hải quân Mỹ (USN) đã chính thức công bố hợp đồng trị giá 49,5 triệu USD với hãng Raytheon để chuyển đổi số lượng lớn tên lửa không đối đất AGM-65A/B Maverick được trang bị hệ thống dẫn đường quang hồng ngoại và màn hình hiển thị mục tiêu đang tồn kho, sang sử dụng mẫu tên lửa không đối đất tiên tiến AGM-65E2 với hệ thống dẫn đường bằng laser.
Được biết, quá trình chuyển đổi sẽ được diễn ra vào cuối năm 2016, và đợt chuyển giao 500 tên lửa đầu tiên sẽ vào đầu năm 2017. Mặc dù hợp đồng trên không nằm trong danh sách thông báo chính thức của Bộ quốc phòng Mỹ, nhưng có thể thấy việc này có liên quan đến các vụ không của mà Mỹ đang tiến hành nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq. Vùng chiến sự mà các mẫu tên lửa không đối đất Maverick đang được sử dụng rộng rãi.