Mỹ đạt thỏa thuận gói cứu trợ 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử

Thỏa thuận gói cứu trợ 2.000 tỷ USD đạt được vào gần 1h sáng 25/3, là kết quả của các cuộc thương thảo “marathon” giữa Nhà Trắng, phe Cộng hòa và phe Dân chủ trong Thượng viện.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, gọi gói cứu trợ là “khoản đầu tư vào đất nước của chúng ta như trong thời chiến”.
Ông cho biết Thượng viện sẽ chính thức thông qua dư luật “sau đó” vào ngày 25/3.
Gói cứu trợ kinh tế chưa từng có tiền lệ
Đạo luật về gói cứu trợ này sẽ có hiệu lực trong vài ngày và là gói cứu trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.
Chi tiết chính xác của thỏa thuận chưa được công bố. Nhưng về cơ bản, gói cứu trợ này bao gồm 250 tỷ USD để chyển trực tiếp cho cá nhân và gia đình Mỹ, 350 tỷ USD dưới dạng tiền vay cho doanh nghiệp nhỏ, 250 tỷ USD bảo hiểm thất nghiệp, và 500 tỷ USD cho các công ty chịu thiệt hại từ dịch bệnh, cũng theo ông Schumer.
“Đây không phải là thời khắc để ăn mừng, mà là điều cần phải làm”, ông nói.
My dat thoa thuan goi cuu tro 2.000 ty USD lon nhat lich su
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (trái) và Giám đốc các vấn đề lập pháp Eric Ueland trên đường tới văn phòng Thượng nghị sĩ Mitch McConnell hôm 24/3. Ảnh: AP. 
Gói kích thích kinh tế này sẽ chuyển tiền trực tiếp cho cá nhân, doanh nghiệp Mỹ, tăng trợ cấp thất nghiệp giữa bối cảnh phong tỏa lan rộng làm cuộc sống ở Mỹ đình trệ.
Gói cứu trợ đem lại hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các gia đình, các doanh nghiệp ở Mỹ đang khó khăn vì lệnh đóng cửa và các bệnh viện đang gồng mình trước số ca bệnh tăng chóng mặt.
Theo dự luật, các cá nhân có thu nhập dưới 75.000 USD sẽ nhận được khoản tiền 1.200 USD, còn cặp vợ chồng có tổng thu nhập dưới 150.000 USD sẽ nhận 2.400 USD - và được nhận thêm 500 USD nếu có thêm một người con.
Nếu có thu nhập cao hơn, các khoản tiền trợ cấp sẽ giảm theo thu nhập, và người độc thân thu nhập quá 99.000 USD, cặp vợ chồng thu nhập quá 198.000 USD sẽ không được nhận trợ cấp.
Rắc rối quanh khoản ngân quỹ 500 tỷ USD giải cứu doanh nghiệp
Chướng ngại trước đó nằm ở việc đảng Dân chủ yêu cầu các điều khoản giám sát mạnh hơn và bảo vệ lao động tốt hơn đối với khoản ngân quỹ 500 tỷ USD giải cứu doanh nghiệp.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Giám đốc các vấn đề lập pháp của Nhà Trắng Eric Ueland đã “chạy đi chạy lại” tới quá nửa đêm ở Điện Capitol, giữa văn phòng của các lãnh đạo đảng Cộng hòa (do Thượng nghị sĩ Mitch McConnell dẫn đầu) và đảng Dân chủ (Thượng nghị sĩ Chuck Schumer dẫn đầu), nhằm hoàn tất các chi tiết của gói cứu trợ, theo miêu tả của New York Times.
Trước đó, vào ngày 24/3, thị trường chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm mạnh (9%) trước hy vọng Quốc hội đi đến thỏa thuận về gói cứu trợ.
Cổ phiếu các công ty sẽ được hỗ trợ, như hàng không, du thuyền, sòng bạc, tăng lên, theo New York Times. Nhưng thị trường vẫn biến động mạnh, nhất là khi chính phủ Mỹ sẽ báo cáo số liệu thất nghiệp hàng tuần vào ngày 26/3, và các nhà phân tích dự đoán sẽ có thêm hàng triệu người Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp vào tuần vừa qua.
“Như mọi thỏa hiệp, dự luật này cũng không hoàn hảo, nhưng chúng tôi tin rằng dư luật đã được cải thiện đáng kể để việc xem xét và thông qua được nhanh chóng”, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số ở Thượng viện, cho biết, theo Financial Times.
Trong một thư gửi những người đồng nghiệp trong đảng Dân chủ, ông cho biết thỏa thuận bao gồm thêm bốn tháng bảo hiểm thất nghiệp cho những ai mất việc, và cấm các hãng hàng không được giải cứu mua lại cổ phiếu hay cấp tiền thưởng cho các giám đốc điều hành trong khi nhận tiền giải cứu của người đóng thuế Mỹ.
Dự luật cũng cấm cấp tiền giải cứu cho các công ty kiểm soát bởi Tổng thống Trump, Phó tổng thống Mike Pence, các nghị sĩ trong Quốc hội, hay các quan chức cao cấp, cũng theo thư của ông Schumer.
Cổ phiếu trên khắp châu Á tăng điểm sau tin về thỏa thuận, với chỉ số Topix của Nhật tăng 6,9% khi hết phiên giao dịch, còn chỉ số Kospi kết thúc ngày giao dịch tăng 5,5%. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc tăng 2,7% còn Hang Seng của Hong Kong tăng 3,1% vào cuối buổi chiều, theo Financial Times.
Đối với việc giám sát khoản 500 tỷ USD, phía Cộng hòa đã chấp thuận yêu cầu của phía Dân chủ, lập ra một ban giám sát của Quốc hội gồm 5 ủy viên, cùng với một chức vị thanh tra, nhằm phân bổ tiền vay cho các doanh nghiệp hay các địa phương.
Trong đó, 50 tỷ USD được dành cho các hãng hàng không, Financial Times dẫn tuyên bố của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện.
Gói cứu trợ cần được thông qua ở cả Thượng viện (đảng Cộng hòa kiểm soát) và Hạ viện (đảng Dân chủ kiểm soát). Vẫn chưa rõ việc thông qua ở Hạ viện có tiến hành sớm được hay không khi nhiều Hạ nghị sĩ không ở Washington thời điểm này.

Covid-19 tác động đến cuộc sống người dân Anh như thế nào?

(Kiến Thức) - Đường phố ở Anh vắng bóng người qua lại, các kệ hàng trong nhiều siêu thị trống trơn do người dân đổ xô đi mua đồ dự trữ khi dịch Covid-19 đang bùng phát ở nước này.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?
Tính đến chiều ngày 23/3, nước Anh ghi nhận hơn 5.600 ca nhiễm Covid-19 với hơn 280 ca tử vong. Sự bùng phát của dịch bệnh đã tác động lớn đến cuộc sống của người dân nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-2
 Chiều 22/3, chính quyền Anh đã yêu cầu 1,5 triệu người có nguy cơ dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 ở nhà trong vòng 12 tuần.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-3
 Trước đó, trong tuyên bố tối 20/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh tất cả các địa điểm giải trí công cộng ở nước này như nhà hát, rạp chiếu phim, các nhà hàng, quán bar hay phòng tập gym,...phải đóng cửa để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-4
Ngày 19/3, chính quyền London cho biết sẽ đóng cửa 40 ga tàu điện ngầm, đồng thời cắt giảm các dịch vụ giao thông công cộng khác như xe buýt, tàu,... 

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-5
 Thủ tướng Johnson khẳng định nước Anh có hy vọng vượt qua đại dịch Covid-19 trong vòng 12 tuần tới nếu người dân làm theo các khuyến nghị của chính phủ để số người mắc bệnh giảm dần xuống cho đến cuối tháng 6.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-6
 Nhà lãnh đạo Anh cho biết thêm chính phủ vẫn đang đánh giá liên tục việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống Covid-19 của người dân và sẽ mạnh tay hơn nếu cần thiết.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-7
 Có thể thấy trong những ngày này ở Anh, đường phố vắng bóng người qua lại, các kệ hàng trong nhiều siêu thị trống trơn do người dân đổ xô đi mua đồ dự trữ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-8
Những kệ hàng trống trơn trong một siêu thị ở Harpenden hôm 18/3. 

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-9
 Cảnh người dân xếp hàng dài trước cửa hàng Costco để mua đồ dự trữ ở Watford hôm 19/3.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-10
 Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London không một bóng người ngày 20/3.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-11
 Khu vực bên ngoài Cung điện Buckingham vắng vẻ lạ thường hôm 20/3.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-12
 Tình trạng đổ xô đi mua đồ dự trữ khiến nhiều mặt hàng trong siêu thị ở Harpenden trở nên khan hiếm.

Covid-19 tac dong den cuoc song nguoi dan Anh nhu the nao?-Hinh-13
 Được biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đa số các trường học ở Anh cũng đã đóng cửa. Ảnh chụp bên trong một lớp học vắng tanh của trường tiểu học ở Hertford hôm 20/3. 

Ca tử vong tăng mạnh, Italy quay cuồng trong “cơn bão” Covid-19

(Kiến Thức) - Italy vẫn đang quay cuồng đối phó với đại dịch Covid-19 khi số người mắc bệnh và tử vong ở nước này vẫn không ngừng tăng mỗi ngày.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19
 Hôm 21/3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte gọi đại dịch Covid-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II". Bất chấp việc tiến hành hàng loạt biện pháp mạnh nhằm đối phó với dịch Covid-19, số ca mắc bệnh và tử vong ở Italy vẫn không ngừng tăng. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-2
 Theo số liệu chính thức được công bố cuối giờ chiều 21/3 (giờ địa phương), trong vòng 24 giờ qua, Italy có thêm 793 bệnh nhân thiệt mạng và 6.557 ca nhiễm mới, nâng tổng số người thiệt mạng vì dịch Covid-19 ở nước này lên 4.825 người và 53.578 người nhiễm bệnh.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-3
Được biết, từ ngày 19/3, số ca tử vong vì Covid-19 tại Italy đã vượt qua Trung Quốc. Italy trở thành nơi có số người tử vong vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cao nhất thế giới. 

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-4
 Đêm 9/3, Italy đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Theo đó, sự kiện tụ tập đông người nơi công cộng, các rạp hát, rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao, đám cưới, đám tang cùng toàn bộ trường học,... sẽ bị cấm và đóng cửa cho đến ngày 3/4.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-5
 Mặc dù vậy, nước này vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Chính quyền Italy cho rằng cần phải siết chặt hơn nữa việc đi lại của người dân bằng luật pháp và sức mạnh, kể cả phải can thiệp bằng quân đội.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-6
 Tại Rome, cảnh sát sẽ kiểm tra giấy tờ và phạt những người ở ngoài đường mà không có lý do chính đáng.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-7
 Số ca bệnh tăng nhanh khiến nhiều bệnh viện ở Italy quá tải và các y bác sĩ phải "căng mình" làm việc.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-8
 Các bệnh nhân Covid-19 được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực tại bệnh viện Oglio Po ở Cremona, Italy, ngày 19/3.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-9
 Nhân viên y tế đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Italy.

Ca tu vong tang manh, Italy quay cuong trong “con bao” Covid-19-Hinh-10
Được biết, nhiều người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 ở Italy là những bệnh nhân cao tuổi và có bệnh nền.  

Mỹ: Cuộc sống bên trong “ổ dịch” Covid-19 lớn thứ ba thế giới

(Kiến Thức) - Với trên 26.000 ca nhiễm tính đến trưa ngày 22/3, Mỹ trở thành "ổ dịch" Covid-19 lớn thứ ba trên thế giới hiện nay.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi
 Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Johns Hopkins trưa 22/3 (giờ Việt Nam), số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã vượt qua mốc 26.000 người, khiến nước này trở thành vùng dịch lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Italy. (Nguồn ảnh: Reuters)

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-2
Nhiều bang trên khắp nước Mỹ như New Jersey, California, New York, Illinois và Connecticut,...đã yêu cầu người dân đóng cửa hàng và ở nhà để hạn chế virus lây lan. 

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-3
Đêm 20/3, Tổng thống Trump đã phê chuẩn tuyên bố tình trạng thảm họa ở bang New York. 
My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-4
Được biết, lệnh giới hạn đi lại của hai bang New York và California đã khiến hoạt động của hàng chục triệu người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thiết yếu như thực phẩm, thuốc men, điện, nước vẫn được phép tiếp tục hoạt động. 

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-5
 Thống đốc New York Andrew Cuomo đã ký ban hành lệnh bắt buộc 100% lực lượng lao động không thiết yếu phải ở nhà và tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-6
 Tổng thống Donald Trump cũng đã kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cho phép mở rộng các nguồn cung từ ngành công nghiệp Mỹ, tăng cường sản xuất khẩu trang, mặt nạ chống độc, máy thở và nhiều thiết bị y tế cần thiết khác để đối phó với dịch Covid-19.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-7
 Trước đó, ngày 14/3, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, tạo điều kiện cho việc cung cấp thêm viện trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-8
 Bệnh viện dã chiến 200 giường được dựng lên ở sân bóng Shoreline, Washington, ngày 19/3.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-9
 Người dân đứng xếp hàng mua đồ ở Seattle, Washington, ngày 17/3.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-10
 Bãi biển ở Clearwater, bang Florida, vẫn đông đúc trong ngày 17/3.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-11
 Những người đàn ông giữ khoảng cách xã hội an toàn khi cầu nguyện tại nhà thờ ở Redmond, Washington, ngày 18/3 trong mùa dịch Covid-19.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-12
 Bên trong một nhà ga tàu điện ngầm gần như không có bóng người ở thành phố New York hôm 20/3.

My: Cuoc song ben trong “o dich” Covid-19 lon thu ba the gioi-Hinh-13
 Một cửa hàng gần Quảng trường Times ở thành phố New York đìu hiu khách hôm 18/3.