Mỹ có thể sẽ dùng vũ lực để duy trình an ninh ở biên giới Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép quân đội sử dụng vũ lực gây sát thương ở khu vực biên giới với Mexico nếu cần thiết.

Tuyên bố của Tổng thống Trump đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói rằng ông đã được trao quyền để cho phép quân đội thực hiện quyền hành lớn hơn nhằm bảo vệ các nhân viên biên giới.
Khoảng 5.800 binh sỹ đã được điều đến biên giới Mỹ với Mexico để tăng cường phòng vệ trước làn sóng người nhập cư chủ yếu là người Honduras. Động thái này diễn ra sau khi một thẩm phán tạm thời chặn sắc lệnh của Tổng thống Trump về việc cấm người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ.
My co the se dung vu luc de duy trinh an ninh o bien gioi Mexico
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép quân đội sử dụng vũ lực gây sát thương ở khu vực biên giới với Mexico nếu cần thiết. Ảnh: Reuters 
Tổng thống Trump nhiều lần đề cập tới đoàn xe chở người di cư như một “cuộc xâm lược” và tuyên bố, trong số này có cả “những tên tội phạm sừng sỏ”.
Trước đó, ông Trump tuyên bố “Khi họ (những người di cư) ném đá vào lực lượng của Mỹ như những gì chính họ đã làm nhằm vào cảnh sát biên giới Mexico, hãy coi đó là một cuộc nã súng”.
Tuy nhiên, ông trong một phát biểu ngay ngày hôm sau, ông lại nói rằng, nếu các binh sỹ hay nhân viên bảo vệ biên giới bị ném đá, “chúng tôi sẽ bắt họ [người di cư – ND]. Điều đó không có nghĩa là bắn họ”.
Sắc lệnh cho phép quân đội sử dụng vũ gây lực sát thương sẽ gặp thách thức ở tòa án, khi các nhà hoạt động nói rằng, nó vi phạm Đạo luật Posse Comitatus từ năm 1878, theo đó ngăn chặn quân đội tham gia vào lực lượng hành pháp nội địa. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu quốc hội, quân đội được phép được sử dụng trên lãnh thổ Mỹ để ngăn chặn các cuộc nổi dậy hoặc để tăng cường quyền lực liên bang.
Số lượng người di cư đổ về biên giới Mỹ hiện lên tới 4.000-6.000 người. Rất nhiều người trong số này đang cắm trại ở thành phố Tijuana, biên giới Mexico. Một số người phải ngủ trên những cánh đồng hay dưới những khán đài lộ thiên bên trong một khu phức hợp thể thao.
Cư dân Tijuana đã bắt đầu biểu tình phản đối những người di cư, dẫn đến việc cảnh sát chống bạo động Mexico phải vào cuộc.

Giới chuyên gia nói gì về khả năng Thái tử Salman lên ngôi vua?

(Kiến Thức) - Vụ sát hại nhà báo Khashoggi đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Thái tử kế vị Saudi Arabia Mohammad bin Salman. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi liệu Thái tử Salman có thể lên ngôi vua thuận lợi sau này hay không?

Vào tháng 6/2017, ở tuổi 31 tuổi, Mohammed bin Salman (MBS) đã được Quốc vương Salman phong làm Thái tử kế vị và trở thành nhân vật quan trọng thứ hai tại vương quốc giàu có Saudi Arabia. Dù còn trẻ nhưng Thái tử Mohammed bin Salman đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng và ông cũng nổi tiếng với chính sách đối ngoại cứng rắn tại khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, vụ sát hại nhà báo Khashoggi hồi tháng 10/2018 đã khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ và Thái tử Salman bị nghi là người đứng sau vụ việc. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của Thái tử MBS ở trong nước và quốc tế. Chắc hẳn không ít người đặt câu hỏi liệu Thái tử Salman có thể lên ngôi vua thuận lợi sau này hay không?

The New Yorker dẫn lời các chuyên gia Trung Đông và Saudi Arabia cho rằng, ít nhất 4 kịch bản có thể xảy ra với Thái tử Salman sau vụ việc này.
Gioi chuyen gia noi gi ve kha nang Thai tu Salman len ngoi vua?
 Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman. Ảnh: AJ.

Phát hiện thi thể đàn ông trên đường băng sau khi máy bay cất cánh

Thi thể của người đàn ông đã được tìm thấy trên đường băng tại sân bay Sheremetyevo sau khi máy bay chở khách Boeing 737 cất cánh, đại diện dịch vụ khẩn cấp nói với Sputnik.

Trước đó, chiếc máy bay bay từ Matxcơva đến Athens. Đại diện sân bay xác nhận việc phát hiện thi thể, danh tính của nạn nhân đã được xác định.