Mỹ chưa rõ bên nào sử dụng vũ khí hóa học ở Damascus

(Kiến Thức) - Mỹ hôm qua tuyên bố không thể kết luận bất cứ điều gì vũ khí hóa học được sử dụng trong một cuộc tấn công chết người gần Damascus.

Cặp vợ chồng khóc thương trước thi thể của người thân bị thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/4.
 Cặp vợ chồng khóc thương trước thi thể của người thân bị thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/4.
“Tại thời điểm này và ngay bây giờ, chúng tôi không thể kết luận bất cứ điều gì về những loại vũ khí hóa học được sử dụng (ở Syria). Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để làm sáng tỏ thảm kịch này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trước báo giới.
Bà Jen Psaki cũng nhấn mạnh, Tổng thống Obama đã chỉ thị cho cộng đồng tình báo Mỹ tập trung thu thập chứng cớ về những gì đã diễn ra ở Syria.
"Điều này bao gồm thu thập thông tin từ các nhân chứng sống, thu thập thông tin tình báo, tìm kiếm và xác nhận các báo cáo về vụ việc cũng như điều tra khoa học”, bà Jen Psaki giải thích và đồng thời thừa nhận, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với Mỹ vì Washington không thiết lập quan hệ ngoại giao với Syria.
Số người chết trong vụ tấn công khí độc hôm 21/8 mà phe đối lập nói từ 500 đến 1.300 người và được xem là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nghiêm trọng nhất trên thế giới kể từ những năm 1980.
Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận với các đối tác châu Âu và Trung Đông để nắm rõ tình hình hơn và thảo luận về "những bước đi thích hợp" tiếp theo.
Mỹ cũng đã ngay lập tức yêu cầu Liên Hợp Quốc nhanh chóng bắt tay vào điều tra về vụ cuộc tấn công chết người bằng vũ khí hóa học ở Syria. Hãng tin Nga RT dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, chính phủ Syria đã sẵn sàng hợp tác tối đa với các nhà điều tra Liên Hợp Quốc để xác minh vụ tấn công chết người bằng vũ khí hóa học gần Damascus hôm 21/8. Hôm qua, Liên Hiệp Quốc đã mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Syria lập tức cho phép các nhà điều tra quốc tế tiếp cận các vùng ngoại ô Damascus để xác minh vụ tấn công.
Năm ngoái, Tổng thống Obama cảnh báo Damascus rằng, bất cứ ý định triển khai hay sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học nào tại Syria sẽ vượt qua “vạch đỏ". Phát ngôn viên Psaki hôm qua nhấn mạnh, “vạch đỏ” đó đã bị vượt qua "một vài tháng trước" và giờ đây, Tổng thống Obama cùng đội ngũ an ninh quốc gia của ông đang xem xét một loạt các tùy chọn để đối phó với cuộc khủng hoảng Syria.
Tuy nhiên, bà Psaki không tiết lộ về quyết định của chính quyền Obama dù Nhà Trắng hồi tháng 6 tuyên bố sẽ viện trợ quân sự cho các nhóm ôn hòa trong hàng ngũ quân nổi dậy Syria đã chiến đấu bền bỉ trong hơn hai năm để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trước bối cảnh khủng hoảng Syria tiếp tục leo thang mạnh mẽ, tuần sau, giới ngoại giao Nga-Mỹ sẽ họp bàn về các bước đi tiếp theo tại đất nước Trung Đông này.
Theo Reuters, các nhà ngoại giao cấp cao Nga-Mỹ sẽ gặp nhau tại The Hague (Hà Lan) vào thứ 4 tuần sau để thảo luận, tìm kiếm các biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria đã kéo dài hơn 2 năm qua.

Thả Mubarak không làm thay đổi chính trường Ai Cập

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak được trả tự do trong ngày hôm nay, nhưng sẽ bị quản thúc tại gia để tránh gây thêm rắc rối cho chính phủ lâm thời.

Cựu Tổng thống Hosni Mubarak trong tù
Cựu Tổng thống Hosni Mubarak trong tù
Cựu Tổng thống Hosni Mubarak, 86 tuổi, từng lãnh đạo Ai Cập suốt 30 năm cho đến khi ông bị lật đổ trong cuộc nổi dậy đầu năm 2011. Ông vẫn bị cấm đi ra nước ngoài và vẫn phải đối mặt với một phiên tòa tái thẩm về tội liên đới vào vụ giết người biểu tình trong năm 2011. Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra ngày Thứ Bảy tới (24/8).

Vatican nghi vấn cáo buộc vũ khí hóa học Syria

Tòa thánh Vatican kêu gọi cảnh giác về cáo buộc của phe đối lập Syria, nói rằng chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công ở ngoại ô Damascus.

Cáo buộc vũ khí hóa học Syria: Lặp lại kịch bản Iraq?
Cáo buộc vũ khí hóa học Syria: Lặp lại kịch bản Iraq?
Ngày 22/8, quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên hợp quốc (LHQ), ông Silvano Tomasi cho hay: "Không thể đánh giá khi chưa có bằng chứng thuyết phục. Chính phủ Damascus được lợi gì trước mắt nếu gây ra thảm kịch như vậy?" Ông cũng nhấn mạnh Vatican phản đối can thiệp vũ trang vào Syria, đồng thời kêu gọi đối thoại "không có điều kiện tiên quyết" và một "chính phủ chuyến tiếp".