Vatican nghi vấn cáo buộc vũ khí hóa học Syria

Tòa thánh Vatican kêu gọi cảnh giác về cáo buộc của phe đối lập Syria, nói rằng chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công ở ngoại ô Damascus.

Cáo buộc vũ khí hóa học Syria: Lặp lại kịch bản Iraq?
Cáo buộc vũ khí hóa học Syria: Lặp lại kịch bản Iraq?
Ngày 22/8, quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên hợp quốc (LHQ), ông Silvano Tomasi cho hay: "Không thể đánh giá khi chưa có bằng chứng thuyết phục. Chính phủ Damascus được lợi gì trước mắt nếu gây ra thảm kịch như vậy?" Ông cũng nhấn mạnh Vatican phản đối can thiệp vũ trang vào Syria, đồng thời kêu gọi đối thoại "không có điều kiện tiên quyết" và một "chính phủ chuyến tiếp".
Ông Tomasi nói rằng "kinh nghiệm với Iraq và Afghanistan đã cho thấy can thiệp vũ trang không đem lại kết quả mang tính xây dựng", đồng thời kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho cả chính phủ và phe đối lập Syria.
Nhà ngoại giao Vatican cũng chỉ trích rằng "sự phân tích không hoàn chỉnh" về tình hình Syria và Trung Đông là sản phẩm của truyền thông. Nhiều người Công giáo tại Syria ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad vì cho rằng ông đảm bảo một nhà nước đa tín ngưỡng.
Liên quan đến vụ tấn công vũ khí hóa học nói trên, ngày 22/8, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã yêu cầu chính phủ Xyri cho phép các thanh sát viên LHQ điều tra vụ tấn công khí ga và cho phép họ tới khu vực được cho là xảy ra vụ tấn công này tại ngoại ô Damascus. Văn phòng báo chí của ông Ban ra tuyên bố nêu rõ: "Yêu cầu chính thức đã được LHQ gửi tới Chính phủ Xyri... Tổng thư ký hy vọng nhận được phản hồi tích cực ngay lập tức".
Cùng ngày, Nga cho rằng nhóm thanh sát vũ khí của LHQ phải được chính phủ Xyri chấp thuận mới được tới địa điểm xảy ra vụ tấn công bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở gần thủ đô Damascus mà phe đối lập nước này cho là giết hại hàng trăm người.
Phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho rằng hiện trường vụ tấn công hôm 21/8 đã bị phe đối lập chiếm giữ và những quan ngại về an ninh cũng phải được giải quyết trước khi thanh sát viên LHQ tới làm việc.
Ông Lukashevich nói: "Như chúng tôi được biết, khu vực này đang nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy. Chúng tôi cho rằng phái bộ LHQ cần phải thống nhất chuyến thị sát với phía Xyri - với tư cách là bên tiếp đón. Không phải ngẫu nhiên (Phó Tổng thư ký LHQ Jan) Eliasson nói rằng để chuyến đi kiểu này diễn ra, ít nhất điều đầu tiên phải làm là phải chấm dứt các hoạt động quân sự".

“Ảo mộng hóa học” của kênh truyền hình Al Arabiya

(Kiến Thức) - Chính phủ Syria ngày 21/8 tuyên bố rằng thông tin về sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus là một sự dối trá trắng trợn.


Kênh truyền hình Al Arabiya ở Dubai đã đưa tin về vụ tấn công hóa học xảy ra ở các khu vực lân cận Damascus. Kênh này cho biết có tới 280 người chết ở Huta, ngoại ô thủ đô Syria. Trên microblog Twitter, Al-Arabiya đã tăng số người chết lên tới gần 500 và khẳng định cuộc tấn công do lực lượng chính phủ thực hiện, có sử dụng các tên lửa đất đối đất.

Thế giới sẽ ra sao, nếu Kênh Suez bị đóng cửa?

(Kiến Thức) - Đây là vấn đề khiến cho cả thế giới nơm nớp lo âu, khi bạo loạn đang có nguy cơ biến thành nội chiến nhấn chìm đất nước Ai Cập.

Kênh Suez là tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
Kênh Suez là tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
Chính quyền quân sự Ai Cập có thể đóng cửa Kênh đào Suez - hoặc đe dọa làm như vậy - trong một nỗ lực thúc ép để có thêm viện trợ từ các nước phương Tây. Hoặc những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Mursi có thể phát động các cuộc tấn công làm gián đoạn việc tàu bè qua lại Kênh Suez. Các cuộc biểu tình của tổ chức “Anh em Hồi giáo” đang biến thành một cuộc nổi dậy và tấn công vào cơ sở hạ tầng có thể trở thành một phần trong kế hoạch lật đổ chính phủ quân sự của tổ chức này.

Tương lai nào dành cho Ai Cập?

(Kiến Thức) - Ai Cập đã chính thức rơi vào vòng xoáy bất ổn mới và đang hướng tới một cuộc nội chiến thực sự.

Những người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Mursi.
Những người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Mursi.
Tình hình đang diễn biến hết sức nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng xấu đi, sau cuộc tấn công ngày 14/8 của cảnh sát vào hai khu lán trại của những người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Mursi khiến 638 người thiệt mạng và hơn 4.000 bị thương.