Tổng thống Donald Trump phạm pháp khi ra lệnh tấn công Syria

(Kiến Thức) - Việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Hải quân Mỹ dùng 59 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Syria là vi hiến, coi thường luật pháp quốc tế. 

Rạng sáng ngày 7/4, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công tên lửa vào một sân bay ở Syria, nơi dường như từ đó đã thực hiện cuộc "tấn công hóa học vào thường dân" như phía Mỹ cáo buộc. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng cái đích của cuộc tấn công tên lửa hành trình Tomahawk là sân bay quân sự Shayrat ở tỉnh Homs. Theo Lầu Năm Góc, các tàu chiến của Hải quân Mỹ đã phóng tới 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào lãnh thổ Syria.
My chi lam cho tinh hinh Syria tro nen toi te hon
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Ảnh: The National Interest 
Hiện tại không có lý do pháp lý nào cho việc Mỹ tấn công Syria, bất kể hành vi của chính phủ nước này khủng khiếp như thế nào. Đó là nhận định Daniel L. Davis, cựu trung tá lục quân Mỹ dày dạn kinh nghiệm trận mạc và là thành viên cao cấp của tổ chức “Những ưu tiên Quốc phòng”, trong bài viết đăng trên tạp chí The National Interest ngày 6/4/12017.
Theo nhà phân tích Daniel L. Davis, trước khi Tổng thống ra lệnh tấn công, Quốc hội Mỹ có trách nhiệm tranh luận về vấn đề này. Nếu xét thấy thỏa đáng, Quốc hội có thể thông qua Ủy quyền mới cho việc sử dụng quân đội (AUMF). Nếu không có AUMF mới, Mỹ không thể tấn công. Làm như vậy sẽ vi phạm hiến pháp. Nếu không có một nghị quyết của HĐBA Liên Hợp Quốc, một cuộc tấn công một quốc gia có chủ quyền sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova dứt khoát bác bỏ dự thảo nghị quyết đe dọa hành động quân sự chống Syria. Nếu nghị quyết này được đem ra bỏ phiếu tại HĐBA LHQ, Nga và Trung Quốc đều có thể phủ quyết như họ đã làm trong tháng hai vừa qua. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã quyết định dùng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công vào lãnh thổ Syria, bất chấp tất cả.
Nếu an ninh quốc gia của Mỹ bị đe dọa, hành động của ông Trump sẽ không thành vấn đề. Nhưng ở Syria, nước Mỹ không bị tấn công và chỉ có những người Syri vô tội đang bị tấn công.
Nếu tiến hành một hành động quân sự nào đó, nó phải là hợp pháp và phải được người Mỹ ủng hộ. Có lẽ nhiều hơn bất cứ lúc nào kể từ ngày 11/9/2001, Quốc hội Mỹ phải thực hiện các nghĩa vụ pháp định và công việc của mình.
Tấn công bằng vũ khí hóa học là hành động dã man và bị bất kỳ người văn minh nào cũng lên án. Nhưng đối với Mỹ, nếu sử dụng biện pháp quân sự trước khi một cuộc điều tra chứng minh rõ ràng rằng kẻ nào đã làm việc đó, có nguy cơ sẽ trừng phạt sai bên vô tội.
Về vấn đề thực tế hơn, Nga và Iran là các nước đồng minh của Syria và có nhân viên quân sự ở nước này. Nếu hành động quân sự của Mỹ làm chết hoặc làm bị thương nhân viên của hai nước này, có nguy cơ sẽ biến một cuộc nội chiến bi thảm thành một cuộc chiến lớn trong khu vực, không hề tăng cường an ninh của nước Mỹ.
Quan trọng là, việc tung ra các cuộc tấn công trừng phạt Tổng thống Assad sẽ không giải quyết được mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến này. Gần như chắc chắn, chúng chỉ làm tăng thêm sự đau khổ cho người dân Syria. Hãy nhớ lại những hậu quả bạo lực ở Libya, sau khi nhà lãnh đạo Muammar el-Qaddafi bị giết? Kết quả là nội chiến đã nổ ra giữa các phe phái kéo dài cho đến tận ngày nay.
Loại bỏ Assad sẽ không tạo ra các điều kiện cho sự hòa giải chính trị giữa các nhóm đã đánh lẫn nhau trong nhiều thế kỷ. Trái lại, điều này sẽ chỉ tạo ra một khoảng trống mới cho các phần tử cực đoan lấp đầy.
Trong thời gian qua, chính sách thay đổi chế độ đã chứng tỏ là thảm hoạ. Xem xét kết quả của những cuộc thay đổi chế độ ở Afghanistan, Iraq, Libya và Ai Cập. Trong mỗi trường hợp, tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi chính phủ đương quyền bị lật đổ.
Thay đổi chế độ ở Syria sẽ mang lại kết quả tương tự, làm cho tình hình vốn đã khủng khiếp thậm chí còn tồi tệ hơn ở đất nước đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề này. Nếu Tổng thống Assad bị loại bỏ bằng vũ lực, bạo lực ở Syria sẽ tăng lên đáng kể vì các phe phái hiện đang cộng tác với nhau chống chính phủ Syria sẽ quay súng bắn nhau, tranh giành quyền lực.
Các nhóm đối lập mạnh nhất ở Syria hiện này là những tổ chức Hồi giáo cực đoan bạo lực như al Qaeda và Jabhat Fateh al-Sham có liên hệ mật thiết với al Qaeda.
Hành động quân sự loại bỏ Tổng thống Assad sẽ chỉ tạo điều kiện cho một trong những nhóm cực đoan tàn bạo nói trên lên nắm quyền. Một kết quả như vậy phải tránh bằng mọi giá vì nó sẽ chỉ gây tổn hại đến an ninh quốc gia Mỹ.
Washington phải công nhận thực tế đó. Trước hết, cuộc nội chiến này là một vấn đề chính trị và không thể giải quyết từ bên ngoài bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ.
Việc phóng thêm tên lửa hành trình chống chế độ Assad sẽ không kết thúc được cuộc nội chiến Syria. Nó sẽ không kết thúc sự đau khổ của thường dân vô tội và sẽ không mang lại hòa bình cho đất nước vốn đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề này.

Những sự thật gây sốc về đất nước Yemen

(Kiến Thức) - Chiến tranh liên miên ở  đất nước Yemen trong vài năm qua đã khiến 10.000 dân thường thiệt mạng và hàng nghìn trẻ em phải "tòng quân".

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen
 Ngày 9/8/2016, 18 dân thường vô tội, trong đó có 7 trẻ em, đã thiệt mạng vì các bẫy mìn ở Taizz – thành phố lớn thứ ba của đất nước Yemen. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-2
Nhiều thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến ở Yemen. Thủ đô Sanaa cũng bị hư hại nặng nề trong chiến tranh và hai triệu người đang phải tìm chỗ ở mới để lánh nạn. Tại Al Hudaydah, thành phố lớn thứ tư ở Yemen cũng nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy Houthi, nhiều dân thường vô tội thiệt mạng do các vụ không kích của liên quân Arập. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-3
 Theo ước tính, các cuộc giao tranh tại đất nước Yemen trong vài năm qua đã khiến 16.200 người thiệt mạng, trong đó có 10.000 dân thường. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-4
Mạng lưới khủng bố al-Qaeda và phiến quân IS là những kẻ "ngư ông đắc lợi" trong cuộc xung đột tại Yemen. Chúng lợi dụng sự hỗn loạn tại quốc gia Trung Đông này lôi kéo những người dân thường gia nhập các tổ chức khủng bố cực đoan. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-5
Ả-rập Xê-út, quốc gia lớn nhất ở khu vực Trung Đông, thường xuyên tiến hành các cuộc không kích nhằm vào quân nổi dậy Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, các vụ oanh kích của Ả-rập Xê-út đã gây nhiều thương vong cho dân thường.  Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-6
Người dân ở đất nước Yemen đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng do thiếu lương thực, nước uống, điều kiện vệ sinh không đảm bảo,... 

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-7
 Chỉ có duy nhất một ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Yemen năm 2002, đó là ông Abd Rabbuh Mansur Hadi. Ông Hadi sau đó đã trở thành Tổng thống Yemen khi nhận được hơn 6,6 triệu phiếu bầu.

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-8
Mạng lưới khủng bố Al-Qaeda hiện diện mạnh mẽ ở Yemen. Được biết, gia đình của trùm khủng bố Osama bin Laden từng sinh sống tại quốc gia này trước khi chuyển tới Ả-rập Xê-út. Ngoài ra, các tay súng thánh chiến Hồi giáo từng tham chiến ở Afghanistan đã chuyển tới Yemen, thành lập mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Bán đảo Ả-rập (AQAP) năm 2009. 


Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-9
 Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), quân nổi dậy Houthi đã dùng dụng dân thường làm “lá chắn sống” chống lại các vụ không kích của liên quân Arập vào trường học, bệnh viện và nhiều tòa nhà quan trọng khác trên khắp Yemen.

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-10
Cộng đồng Do Thái đã sinh sống ở Yemen trong suốt 2000 năm qua,  nhưng hiện tại, chỉ còn lại chưa đầy 50 người ở Yemen. Họ bị ngược đãi thậm tệ, khiến nhiều người phải chạy sang Israel. 

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-11
 Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, ít nhất 1.500 trẻ em phải "tòng quân" vì không có lựa chọn nào khác. (Nguồn ảnh: The Richest)

Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Sau khi Lầu Năm Góc dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria, Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ về ngăn chặn sự cố ở Syria.

Bộ Ngoại giao Nga thông báo: "Phía Nga đình chỉ hiệu lực của ‘Giác thư ngăn chặn sự cố và bảo đảm an toàn hàng không cho các chuyến bay ở Syria’, văn kiện đã ký với phía Mỹ".
Thỏa thuận với Mỹ về đề phòng sự cố và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay trong quá trình chiến dịch ở Syria là văn kiện được ký ngày 20/10/2015. Tài liệu này bao gồm hoạt động của tất cả máy bay và máy bay không người lái trong không phận của Cộng hòa Arab Syria và quy định đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Ảnh hiếm lính Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

(Kiến Thức) - Hãng tin Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh chụp lính Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất cách đây 100 năm.

Anh hiem linh My trong Chien tranh The gioi thu nhat
Lính Mỹ tập luyện ở Pháp trong  Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918).