Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Sau khi Lầu Năm Góc dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria, Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ về ngăn chặn sự cố ở Syria.

Bộ Ngoại giao Nga thông báo: "Phía Nga đình chỉ hiệu lực của ‘Giác thư ngăn chặn sự cố và bảo đảm an toàn hàng không cho các chuyến bay ở Syria’, văn kiện đã ký với phía Mỹ".
Thỏa thuận với Mỹ về đề phòng sự cố và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay trong quá trình chiến dịch ở Syria là văn kiện được ký ngày 20/10/2015. Tài liệu này bao gồm hoạt động của tất cả máy bay và máy bay không người lái trong không phận của Cộng hòa Arab Syria và quy định đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.
Sau khi thỏa thuận Nga-Mỹ về an toàn bay ở Syria đi vào hiệu lực, hai bên đã thiết lập các kênh thông tin liên lạc suốt ngày đêm nối kết các cơ quan quân sự chức năng của Nga và Mỹ.
Nga tam ngung Giac thu ngan chan su co o Syria
Tổng thống Putin: Đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo. Ảnh: Sputnki 
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đòn tấn công mà Mỹ giáng xuống Syria gây tổn hại cho quan hệ với Nga, tạo trở ngại nghiêm trọng đối với việc tạo lập liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói với các phóng viên: "Tổng thống Putin cho rằng đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo".
Bình luận về đòn không kích của Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Hành động này của Washington gây phương hại đáng kể cho mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã ở tình trạng tồi tệ".
Ông Peskov nhấn mạnh: “Điều chính yếu nhất, như Tổng thống Putin nhận xét, hành động này không giúp đưa chúng ta tới gần mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trái lại, nó tạo ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc thành lập một liên minh quốc tế hiệu quả để chống lại thế lực độc ác toàn cầu là chủ nghĩa khủng bố mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố là nhiệm vụ chính ngay trong thời gian tranh cử".

Nga-Mỹ “chẳng thể chung đường” ở Syria

(Kiến Thức) - Sẽ là lầm tưởng nếu nghĩ rằng thỏa thuận an toàn bay ở Syria  có thể dẫn đến sự hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS.

Theo nhà phân tích người Đức Ingo Mannteufel làm việc cho Deutsche Welle (DW), Nga-Mỹ “chẳng thể chung đường” ở Trung Đông và các cuộc không kích “sẽ chỉ làm cho cuộc xung đột Syria trở nên bạo lực hơn”.
Vi sao Nga-My “chang the chung duong” o Syria?
Tổng thống Mỹ Barack Obama tìm cách "rút lui có trật tự", trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tránh bị "sa lầy" ở Trung Đông.
Các tin tức đến gần như đồng thời: Nga-Mỹ nhất trí thông tin liên lạc quân sự trực tiếp để tránh “sự cố” trong không phận Syria và Tổng thống Vladimir Putin chào đón Tổng thống Bashar al-Assad ở  Moscow hôm 20/10.

Thế giới trước đây đáng sợ ra sao?

(Kiến Thức) - Thế giới trước đây đáng sợ với tục lệ ăn thịt người, chiến tranh bùng nổ và các vụ hành quyết công khai,...

The gioi truoc day dang so ra sao?
Thế giới trước đây đáng sợ bởi tục lệ ăn thịt người trở nên phổ biến trong nền văn hóa của những bộ lạc cổ đại. Trong ảnh là di vật khảo cổ, có niên đại 7.000 năm, được phát hiện tại thành phố cổ Herxheim, Đức. 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-2
Người đàn ông trong ảnh là Thiếu tướng Horatio Gordon Robley của quân đội Anh, từng phục vụ ở New Zealand vào những năm 1860. Robley là chủ nhân của bộ sưu tập đáng sợ Mokomokai (đầu người có hình xăm của bộ tộc Maori). 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-3
Trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc, hàng triệu cô gái trẻ đã phải trải qua tục bó chân đau đớn để có “đôi bàn chân gót sen” – một trong những biểu tượng của người phụ nữ đẹp thời bấy giờ. Tục lệ này dần dần bị xóa bỏ vào đầu thế kỷ 20. 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-4
Trước đây, phụ nữ trên thế giới hầu như không được hưởng quyền bình đẳng giới. Họ đã phải đứng lên đấu tranh đòi quyền bầu cử, quyền được đi học, đi làm,... Ngay cả trong hiện tại, phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp tục đấu tranh đòi quyền bình đẳng. 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-5
Những phụ nữ này đang nói lời tạm biệt với người thân yêu trước khi họ ra chiến trường. Các cuộc chiến tranh trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và đẩy các gia đình vào cảnh ly tán. 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-6
Các vụ hành quyết công khai đáng sợ trước sự chứng kiến của đám đông từng diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-7
 Một em nhỏ nằm trong chiếc xe đẩy phòng độc được người mẹ đẩy đi trên một con phố. Chiếc xe đẩy, do một cư dân ở Hextable, Kent (Anh) thiết kế, được sử dụng để giúp những đứa trẻ tránh hít phải khí độc phòng khi một vụ tấn công xảy ra. Bức ảnh cho thấy người dân lo sợ chiến tranh như thế nào.

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-8
Trong ảnh là 4 em nhỏ Lana, RaeAnn, Milton và Sue Ellen Chalifoux (tuổi từ 2 đến 6) bị cha mẹ đem bán vì quá nghèo. Bức ảnh được chụp vào năm 1948 ở ngoại ô Chicago (Mỹ). 

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-9
 Vào những năm 1930, “dịch bệnh” tự tử lan tràn khắp Budapest, Hungary, đến nỗi nơi đây bị gọi là “Thành phố tự sát”. Sau đó, một câu lạc bộ được thành lập ở Budapest với mục đích cho mọi người đến đây chỉ để... cười. Thậm chí có một ngôi trường trong thành phố này dạy về tính nghệ thuật của những nụ cười nổi tiếng như nụ cười của nàng Mona Lisa.

The gioi truoc day dang so ra sao?-Hinh-10
 Trong bức ảnh này, ông chủ khách sạn có tên James Brock cố tình đổ axit vào bể bơi đang có rất nhiều người Mỹ gốc Phi. Bức ảnh nổi tiếng này do Horace Cort chụp vào ngày 18/6/1964. (Nguồn ảnh: The Richest)