Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Pakistan sau 17 năm nồng ấm

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này đã đình chỉ viện trợ an ninh cho các lực lượng Pakistan sau hai thập kỷ trở thành đồng minh chiến lược.

Ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này đã đình chỉ viện trợ an ninh cho các lực lượng Pakistan, đồng thời yêu cầu Islamabad có "hành động kiên quyết" chống phiến quân Taliban và mạng lưới Haqqani tại nước này.
Ảnh: Financialexpress.
 Ảnh: Financialexpress.
Bộ nhấn mạnh quyết định này phản ánh sự thất vọng của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trước việc Pakistan không tăng cường nỗ lực chống 2 nhóm phiến quân trên vốn từ lâu sử dụng các nơi trú ẩn ở Pakistan để tiến hành nhiều vụ tấn công tại quốc gia láng giềng Afghanistan, giết hại lực lượng Mỹ, Afghanistan và các lực lượng khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert không nêu rõ tổng giá trị khoản viện trợ sẽ bị đóng băng nói trên, song cho hay số tiền này nằm ngoài khoản 255 triệu USD trong gói viện trợ quân sự cho Pakistan mới bị Washington giữ lại.
Bà Nauert nói: "Hôm nay chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi sẽ đình chỉ hỗ trợ an ninh cho Pakistan trong thời điểm này. Chừng nào Chính phủ Pakistan không có hành động kiên quyết chống phiến quân Taliban và nhóm Haqqani - những tổ chức mà chúng tôi coi là yếu tố gây mất ổn định khu vực và thường xuyên tấn công quân nhân Mỹ - thì khi đó Mỹ sẽ đình chỉ viện trợ an ninh cho Pakistan".
Trả lời họp báo, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng quyết định đình chỉ viện trợ này không ảnh hưởng tới viện trợ dân sự cho Pakistan và khoản tiền đó có thể sẽ được giải ngân nếu Islamabad có hành động dứt khoát chống các nhóm phiến quân.
Theo một quan chức giấu tên của Mỹ, khoản viện trợ an ninh cho Pakistan nói trên trị giá hơn 255 triệu USD, bao gồm cả các khoản hỗ trợ từ bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, được dùng để trang trải cho các vụ chuyển giao trang thiết bị quân sự và tài trợ những chiến dịch chống khủng bố của quốc gia Nam Á này.
Quan hệ căng thẳng giữa hai đồng minh này đã gia tăng kể từ ngày 1/1 khi Tổng thống Trump bình luận trên mạng xã hội Twitter rằng việc Mỹ viện trợ Pakistan hơn 33 tỷ USD trong 15 năm qua là "dại dột", rằng Islamabad đã "lừa dối Washington và chứa chấp những kẻ khủng bố" mà Mỹ đang truy bắt ở Afghanistan. Bên cạnh đó, Nhà Trắng còn cảnh báo có những "hành động cụ thể" để gây sức ép với Pakistan.
Pakistan liên tục bác bỏ cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố, đồng thời khẳng định Islamabad tham gia đầy đủ vào nỗ lực chống khủng bố toàn cầu.

Vì sao quan hệ Pakistan - Mỹ bất ngờ lao dốc?

Mối quan hệ đồng minh kéo dài hàng thập kỷ giữa Washington và Islamabad đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, bởi chính sách khác người của Tổng thống Trump.

Một ngày trước, Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi chủ trì cuộc họp nội các khẩn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những chỉ trích mới nhằm vào Islamabad.

Đột nhập nơi sắp diễn ra đối thoại cấp cao Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ có thể sẽ là nơi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào ngày 9/1 tới.

Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.
 Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.

Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images.
Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images. 

Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.
 Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.

Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.
 Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.

Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.
 Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.

Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.
 Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.

Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 

Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.
 Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.

Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 

Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.
 Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.