Vì sao quan hệ Pakistan - Mỹ bất ngờ lao dốc?

Mối quan hệ đồng minh kéo dài hàng thập kỷ giữa Washington và Islamabad đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, bởi chính sách khác người của Tổng thống Trump.

Một ngày trước, Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi chủ trì cuộc họp nội các khẩn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những chỉ trích mới nhằm vào Islamabad.
Trước đó, theo Reuters, Bộ Ngoại giao Pakistan hôm 1-1 đã triệu đại sứ Mỹ David Hale để phản đối thông điệp về "những dối trá và lừa gạt" của ông Trump trên Twitter và đòi làm rõ những nội dung này. Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Khawaja Asif cũng gọi hành động của ông chủ Nhà Trắng chỉ là một chiêu trò chính trị.
Căng thẳng Mỹ - Pakistan leo thang sau khi ông Trump viết trên trang Twitter ngay trong ngày đầu năm rằng Pakistan đã lừa Mỹ trong suốt 15 năm qua, ủng hộ và cung cấp chỗ trú ẩn an toàn cho bọn khủng bố. Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố Mỹ đã "dại dột" viện trợ cho Pakistan hơn 33 tỉ USD trong 15 năm để rồi chẳng được đền ơn gì "ngoài những dối trá và lừa gạt".
Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ở Islamabad hôm 24-10-2017 Ảnh: AP
 Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ở Islamabad hôm 24-10-2017 Ảnh: AP
Nhà Trắng sau đó xác nhận sẽ tiếp tục tạm ngưng khoản viện trợ quân sự 255 triệu USD cho Pakistan vào lúc này với lý do Islamabad không quyết tâm chống khủng bố. Khoản tiền này là một phần gói viện trợ 1,1 tỉ USD cho Pakistan - được quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 2016. Hồi tháng 8-2017, chính quyền Mỹ quyết định hoãn cung cấp khoản tiền này cho đến khi Pakistan đồng ý hành động nhiều hơn để chống các mạng lưới khủng bố.
Theo trang The News, hiện chưa rõ điều gì đã khiến Tổng thống Trump trút cơn giận lên Pakistan trước tiên trong năm mới. Chỉ có điều chắc chắn là quan hệ giữa 2 nước này đã xuống một mức.
Điều này thể hiện rõ qua lời đe dọa Pakistan "sẽ cho thế giới biết sự thật…, sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu" được Bộ trưởng Ngoại giao Khawaja Asif đưa ra, kèm theo khẳng định Islamabad không cần viện trợ của Washington. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khurram Dastagir nhấn mạnh binh sĩ và thường dân Pakistan đã hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố.
Hồi tháng 8-2017, ông Trump cũng chỉ trích mạnh mẽ Pakistan khi công bố chính sách về Nam Á. Sau đó, các quan chức hàng đầu Mỹ đã thăm Islamabad trong nỗ lực ngăn quan hệ song phương đổ vỡ cũng như ghi nhận những hy sinh của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố.

Hiện trường vụ đánh bom đẫm máu ở Pakistan

(Kiến Thức) - Ít nhất 100 người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương trong vụ đánh bom đẫm máu ở Pakistan ngày 16/2.

Hien truong danh bom o Pakistan, 250 nguoi thuong vong
Daily Mail đưa tin, vụ đánh bom đẫm máu ở Pakistan xảy ra tại đền thờ Lal Shahbaz Qalandar thuộc thị trấn Sehwan, tỉnh Sindh, vào ngày 16/2. Ảnh: EPA. 

Toàn cảnh cuộc biểu tình chống chính phủ dữ dội ở Iran

(Kiến Thức) - Hơn 12 người thiệt mạng và hàng trăm người khác đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iran suốt gần một tuần qua.

Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn ở Iran từ ngày 28/12 nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp, tham nhũng và giá cả leo thang trong suốt những tháng cuối năm 2017. Ảnh: FNA.
  Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn ở Iran từ ngày 28/12 nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp, tham nhũng và giá cả leo thang trong suốt những tháng cuối năm 2017. Ảnh: FNA.

Theo hãng thông tấn Reuters, các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iran đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp. Báo cáo cho biết, trong ngày 31/12 đã có 13 người thiệt mạng và con số này có thể còn gia tăng. Ảnh: Reuters.
 Theo hãng thông tấn Reuters, các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iran đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp. Báo cáo cho biết, trong ngày 31/12 đã có 13 người thiệt mạng và con số này có thể còn gia tăng. Ảnh: Reuters.

Trong đó, hai người đã bị bắn chết tại thị trấn Izeh và ba người khác được cho là đã thiệt mạng tại Isfahan sau khi lực lượng an ninh Iran nổ súng. Ảnh: Twitter.
 Trong đó, hai người đã bị bắn chết tại thị trấn Izeh và ba người khác được cho là đã thiệt mạng tại Isfahan sau khi lực lượng an ninh Iran nổ súng. Ảnh: Twitter.

Ngoài ra, theo các nhà chức trách, hàng trăm người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ. Ảnh: The Sun.
 Ngoài ra, theo các nhà chức trách, hàng trăm người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ. Ảnh: The Sun.

Một cô gái tham gia biểu tình tại trường Đại học Tehran hôm 30/12. Ảnh: AP.
Một cô gái tham gia biểu tình tại trường Đại học Tehran hôm 30/12. Ảnh: AP.

Trong khi đó, tại thành phố Najafabad, người biểu tình đã nổ súng vào lực lượng cảnh sát Iran, khiến một người thiệt mạng và ba người khác bị thương. Ảnh: Reuters.
 Trong khi đó, tại thành phố Najafabad, người biểu tình đã nổ súng vào lực lượng cảnh sát Iran, khiến một người thiệt mạng và ba người khác bị thương. Ảnh: Reuters.

Người dân Iran đổ xuống đường biểu tình ở thủ đô Tehran hôm 30/12/2017. Ảnh: AP.
 Người dân Iran đổ xuống đường biểu tình ở thủ đô Tehran hôm 30/12/2017. Ảnh: AP.

Các sinh viên "đối đầu" với lực lượng cảnh sát Iran tại trường Đại học Tehran. Ảnh: The Sun.
Các sinh viên "đối đầu" với lực lượng cảnh sát Iran tại trường Đại học Tehran. Ảnh: The Sun. 

Hơi cay mù mịt tại khu vực trường Đại học Tehran. Ảnh: The Sun.
 Hơi cay mù mịt tại khu vực trường Đại học Tehran. Ảnh: The Sun.

Cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố của Iran, trong đó có thủ đô Tehran, Izeh, Kermanshah, Khorramabad, Shahinshahr và Zanjan,...Đây là làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ năm 2009. Ảnh: Reuters.
Cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố của Iran, trong đó có thủ đô Tehran, Izeh, Kermanshah, Khorramabad, Shahinshahr và Zanjan,...Đây là làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ năm 2009. Ảnh: Reuters.

Các sinh viên tham gia biểu tình bên trong trường Đại học Tehran ngày 30/12/2017. Ảnh: AP.
 Các sinh viên tham gia biểu tình bên trong trường Đại học Tehran ngày 30/12/2017. Ảnh: AP.