Muôn kiểu “gọi điện thoại cho người thân” khi gặp CSGT

(Kiến Thức) - Chàng thanh niên nhanh nhẹn rút điện thoại ngay khi có lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông (CSGT). Thậm chí anh còn chưa biết mình phạm lỗi gì.

Dường như, đây đã trở thành hành động quen thuộc của rất nhiều người Việt, mỗi khi mắc lỗi và muốn “nhờ vả”.
Là người Việt Nam, có mấy ai không biết câu "một người làm quan, cả họ được nhờ". Thế nên ngay cả khi vi phạm những lỗi giao thông phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ...người ta cũng sẵn sàng lôi cả tá "ông quan nhà mình" với hàng loạt lý do để "xin" cảnh sát tha lỗi.
Nếu người được gọi nhấc máy, họ sẽ thuyết phục bằng được cảnh sát nghe máy. Ngược lại, khi phía đầu dây bên kia không có tín hiệu, họ sẽ lý giải về mối quan hệ của họ với người kia ra sao, quan hệ của người đó với phía cảnh sát như thế nào…
 
Chương trình Nóng & Lạ phát sóng trên truyền hình An Viên tối 10/12 sẽ mang đến cho khán giả những cảnh quay rất chân thật về loạt trường hợp “gọi điện thoại cho người thân” mỗi khi có lệnh dừng của CSGT. Từ góc máy và âm thanh ghi lại, có thể thấy hầu hết người vi phạm đều không lắng nghe những phân tích của CSGT ngay từ phút đầu, mà thường rút điện thoại ra gọi một ai đó mình quen biết để nhờ người này “nói chuyện” với lực lượng chức năng trong hy vọng mình sẽ được “tha” cho đi.
Kiểu cách của người gọi điện thoại cũng muôn hình vạn trạng, có người thể hiện sự hối lỗi, có người gay gắt lý sự, có người lại tỏ thái độ thách thức... Đối mặt với những tình huống này, CSGT sẽ xử lý thế nào? Bạn đã từng rơi vào những trường hợp vi phạm lỗi giao thông và gọi điện nhờ vả? Thực sự cách xử trí đúng đắn nhất trong trường hợp này là gì?
Đón xem câu trả lời thoả đáng trên “Nóng & Lạ” của Truyền hình An Viên lúc 20h15 tối thứ Tư (10/12) trên kênh An Viên của Truyền hình An Viên và phát lại lần 1 vào lúc 10h15 thứ Năm (11/12), lần 2 vào lúc 16h45 thứ Sáu (12/12).

Ngày làm việc cuối cùng của thượng tá Lê Đức Đoàn

(Kiến Thức) - Trong dòng xe cộ tấp nập, hình ảnh một “người lính già” đã làm nóng cộng đồng mạng. Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1.

Hà Nội, những ngày cuối thu trời trở gió, tiết trời se lạnh len lỏi khắp phố phường. Trong dòng xe cộ tấp nập, hình ảnh một “người lính già” đã làm nóng cộng đồng mạng. Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn - Đội CSGT số 1, người trực chốt tuyến đường cầu Chương Dương.

Liên tiếp các động thái mới từ Truyền hình An Viên

Kể từ khi ra đời Truyền hình An Viên khá kín tiếng, hầu như không quảng bá dịch vụ. Đi kèm với sự im ắng đó là rất nhiều đồn đoán về việc Truyền hình An viên gặp nhiều khó khăn...

Trong một thời gian dài, đối lập với những hoạt động truyền thông quảng bá rầm rộ, tốn kém của các đơn vị Truyền hình trả tiền khác, người ra chỉ thấy Truyền hình An Viên âm thầm xuất hiện trong các hoạt động xã hội như tặng đầu thu cho các Chiến sỹ biên phòng, Lực lượng Công an, các hộ dân nghèo. Gần đây nhất, Truyền hình An Viên kết hợp với VinGroup đồng hành cùng quỹ nghĩa tình đồng đội của Bộ Công an với kinh phí năm đầu tiên lên tới 5 tỷ đồng, và ủng hộ gia đình các chiến sỹ Quân đội hy sinh trong tai nạn máy bay. Tin về các hoạt động này cũng chỉ xuất hiện rất hạn chế trên các phương tiện truyền thông.

Bí ẩn những ngôi nhà ma ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Những biệt thự cổ kính và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt. Cũng từ đó mà những câu chuyện bí hiểm về “biệt thự ma” xuất hiện.

Người nắm giữ nhiều bí ẩn của những ngôi biệt thự cổ kính là kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ông là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng của Đà Lạt. Những câu chuyện kỳ bí có vẻ hoang đường, ảo ảnh… Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
 Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
Khách du lịch hiếu kỳ đến Đà Lạt, có thể nghe đâu đó truyền miệng những giai thoại u âm và kỳ lạ. Dù cổ kính hay hiện đại, những ngôi nhà ma trở thành điểm đến, trong hành trình khám phá của du khách.
Có những biệt thự hoang vu vắng lặng, cửa đóng then cài, nhưng cũng có những ngôi nhà vẫn còn người cư trú như một thử thách của hai thế giới âm - dương cách biệt. Và sự thật thì du khách nhìn thấy ma hay không?
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó. 
Trong không gian u tịch lạnh lẽo dưới những cánh rừng thông Đà Lạt, nhóm phóng viên Truyền hình An Viên theo chân kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Họ cùng tham gia hành trình khám phá những biệt thự hoang ở đèo Prenn.
Câu chuyện lý lịch xoay quanh biệt thự hoang có nhiều màu sắc ghê rợn, khác nhau. Đó là nơi oan khốc với những cái chết hãi hùng. Một số du khách đến trú ngụ đã bị những oan hồn trở về quấy phá. Đâu là sự thật? Phải chăng nỗi ảm ảnh, mơ hồ của những người yếu bóng vía? Và những giai thoại rùng rợn được nghe kể với nhiều tình tiết khác nhau.
Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.
 Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.